Sản xuất vải, bao bì, thắt lưng… từ lá khóm
Với đề tài “Tơ sợi thiên nhiên từ lá khóm”, 5 học sinh trường THPT An Lạc Thôn gồm: Lê Song Hồ, Trần Thanh Tú, Nguyễn Liêm Phúc, Ngô Tường Khánh, Mai Nguyễn Bảo Hân vừa đoạt giải nhất hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng Sóc Trăng 2015.
Thầy Nguyễn Ngọc Hải, giáo viên dạy môn Sinh học của trường, người hướng dẫn đề tài, kể:“Vào tháng 9-2014, khi tỉnh triển khai hội thi, trường đã phố biến cho học sinh. Ban đầu, các em đã nghiên cứu tơ sợi trên lục bình, xơ dừa, lác nhưng không hiệu quả do không có độ bền, mau đứt”. Sau một thời gian, nhóm đã dùng lá khóm để thử nghiệm.
“Sau khi thu hoạch khóm, nông dân bỏ lá rất nhiều. Vì vậy tụi em nghĩ đem lá khóm về nghiên cứu xem sao”-Bảo Hân nói. Lá khóm khi được thu gom đem về rửa sạch, dùng chày đập dập lá hay sử dụng vi sinh vật phân hủy thịt lá, rồi loại bỏ phần thịt lá, giữ lại các sợi tơ. Sau đó, đem các sợi tơ này ngâm qua dung dịch axit axetic đến khi nào thấy trắng và đem phơi nắng. Em Lê Song Hồ vui mừng: “Không ngờ sợi sau khi tách ra từ lá khóm chịu lực tốt, từ 6-8 Newton, tuy mỏng nhưng kéo ra rất khó đứt”. Vì vậy, theo lời thầy Hải, loại tơ sợi này có thể dùng dệt vải, làm thắt lưng, dây thừng, tóc giả…
Tơ sợi từ lá khóm có độ bền cao, chịu lực tốt nên có thể dùng làm bao bì, quần áo, thắt lưng
Ngoài việc dùng làm nguyên liệu cho các ngành trên, tơ sợi từ lá khóm có thể dệt thành vải, sản xuất ra bao bì thân thiện với môi trường.
Bà Vũ Thị Hiếu Đông, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, nhận xét: “Tơ sợi từ lá khóm có tính ứng dụng rất cao vì có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, các em chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, còn việc đưa nó vào thực tế cần sự đầu tư, khai thác của nhiều đơn vị khác. Hiện chúng tôi đang hướng dẫn trường đăng ký bảo hộ bản quyền”.
Có thể bạn quan tâm

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.

Nuôi kỳ đà đang là cơ hội lớn cho nông dân. Theo những hộ nuôi kỳ đà, cơ quan khuyến nông cần xây dựng mô hình nuôi kỳ đà để chuyển giao kỹ thuật rộng rãi, bởi nuôi kỳ đà có nhiều triển vọng.

Nắng tháng năm trên vùng đất Tây Nguyên dường như nóng hơn bởi cơn sốt chặt bỏ hàng trăm ha cà phê, thậm chí nhổ tung cả vườn đang thu hoạch để thay thế bằng hồ tiêu của nhiều hộ dân.

70 cán bộ hội ND, trong đó có 40 cán bộ chủ chốt hội cơ sở trong tỉnh nhiệm kỳ 2012-2017 vừa được Trường Cán bộ Hội ND triệu tập để trang bị kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành của hội năm 2012.

Thành phố Hải Phòng không có làng nghề truyền thống nào về nghề rèn, những hộ cá lẻ chuyên làm nghề này cũng ít. Với anh Tiêu Đức Lâm, đây là nghề tay trái, nhưng lại được nhiều người suy tôn là “vua rèn”, bởi tay nghề có hạng và sự mẫn cán của anh trong công việc.