Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất rau an toàn khó nhất vẫn là đầu ra

Sản xuất rau an toàn khó nhất vẫn là đầu ra
Ngày đăng: 28/09/2015

Vườn rau an toàn của anh Lê Văn Tài, thành viên THT trồng rau an toàn xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Tổ hợp tác (THT) trồng RAT xã Vĩnh Hòa (Phú Giáo) thờigian qua được biết đến là đơn vị làm ăn khá hiệu quả.

Hiện nay tổ có 5 thành viên với hơn 1 ha các loại rau như mồng tơi, đậu bắp, dưa leo, mướp...

Hàng tháng, tổ cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn rau các loại.

Để bảo đảm trồng rau theo tiêu chuẩn RAT được Trạm Bảo vệ thực vật huyện Phú Giáo hướng dẫn, tổ đã tổ chức đầu tư, xây dựng nhà lưới hở với hệ thống tưới nước tự động trên diện tích đất trồng hơn 1 ha.

Anh Lê Văn Tài ở ấp Lễ Trang, thành viên THT RAT xã Vĩnh Hòa chia sẻ:

“Gia đình tôi trồng rau từ nhiều năm nay. Trước đây chúng tôi chỉ trồng theo kiểu truyền thống, hơn 2 năm nay đã đầu tư làm nhà lưới hở để trồng RAT theo hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật huyện.

Chúng tôi rất phấn khởi khi được tham gia học tập kinh nghiệm cũng như tiếp xúc những kỹ thuật canh tác mới để bảo đảm rau phát triển tốt và đưa đến tay người tiêu dùng một cách an toàn nhất”.

Tuy vậy, theo ông Hoàng Thái Hòa, Tổ trưởng THT trồng RAT xã Vĩnh Hòa, để sản xuất RAT cần khoản vốn đầu tư khá lớn, từ hệ thống tưới nước, nhà lưới đến việc áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật hiện đại vào chăm sóc theo một quy trình khép kín.

Việc này đòi hỏi người trồng rau phải có vốn, am hiểu nhất định về nghề, đồng thời tích cực học hỏi chuyên môn, nếu không sẽ khó thành công. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho người nông dân về vốn, kiến thức, khoa học - kỹ thuật thì người nông dân mới yên tâm làm RAT.

Ghi nhận thực tế cho thấy, khó khăn nhất của người nông dân trồng RAT nói riêng, trồng rau sạch nói chung hiện nay chính là việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Theo một số cơ sở sản xuất RAT, hầu hết lượng RAT sản xuất ra được thương lái mua và chở đi bán.

Do đó, khó có thể bảo đảm rằng RAT khi đến với người dân không bị pha trộn các loại rau khác vào.

Đại diện các cơ sở làm RAT trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay RAT làm ra chủ yếu được thương lái thu mua tại vườn, giá cả thường được quy định theo ngày.

Trồng RAT cần khá nhiều vốn, trong khi giá bán một kg RAT cũng chỉ khoảng 6.000 - 7.000 đồng, tương đương với giá của rau thường nên người trồng RAT chịu nhiều thiệt thòi.

Do vậy, để RAT đến được với người tiêu dùng, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ sở trồng RAT, cũng rất cần sự hỗ trợ của ngành chức năng, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho RAT một điểm bán dành riêng cho sản phẩm RAT tại các chợ trọng điểm.

Có như vậy người tiêu dùng mới tiếp cận được nguồn rau bảo đảm an toàn vệ sinh theo quy định; các cơ sở trồng RAT cũng khẳng định được thế mạnh trên thị trường hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Về “Rốn Lũ” Săn Cá Đồng Về “Rốn Lũ” Săn Cá Đồng

Nằm giữa vùng Đồng Tháp Mười trù phú, nổi tiếng xa gần với các đặc sản mùa nước nổi, chợ cá đồng Trường Xuân, huyện Tháp Mười là một địa điểm thú vị không những thu hút cư dân bản địa mà đây còn là điểm đến hấp dẫn đối với những ai có ý định săn đặc sản đồng quê vào mùa nước ở Đồng Tháp.

16/10/2014
Trước Thông Tin Cam Sành Hà Giang Bán Tràn Lan Trên Thị Trường Trước Thông Tin Cam Sành Hà Giang Bán Tràn Lan Trên Thị Trường

Cứ đến đầu tháng 10 hàng năm, người tiêu dùng lại lo lắng khi sản phẩm cam sành trôi nổi trên thị trường gắn nhãn mác cam sành Hà Giang được bày bán công khai với giá rất rẻ, chỉ từ 10 - 15 ngàn đồng, thậm chí có nơi chỉ bán với giá 6-8 ngàn đồng. không chỉ giá rẻ mà các loại cam đang được bày bán có mẫu mã đẹp, không có hạt, nhìn rất bắt mắt nên người tiêu dùng cứ vô tư mua về dùng.

16/10/2014
Cây Trồng Vụ Đông, Ấm Lòng Người Dân Quản Bạ Cây Trồng Vụ Đông, Ấm Lòng Người Dân Quản Bạ

Những năm qua, cây trồng vụ Đông đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Qua kinh nghiệm sản xuất của bà con, vụ Đông phải được gieo trồng sớm, đảm bảo thời gian sinh trưởng và thu hoạch mà không ảnh hưởng tới sản xuất vụ Xuân. Vào thời điểm này, bà con huyện Quản Bạ đã hoàn thành 50% diện tích cây trồng vụ Đông.

16/10/2014
Những Nông Dân Năng Động Những Nông Dân Năng Động

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

16/10/2014
Nhiều Mô Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Nhiều Mô Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.

16/10/2014