Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Quản Bạ Và Xín Mần Bị Ảnh Hưởng Do Thời Tiết

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quản Bạ cho biết: Hiện nay, trên 200ha ngô và đậu tương của 3 xã biên giới, gồm Tùng Vài, Tả Ván, Cao Mã Pờ bị mất mùa.
Những diện tích này được trồng từ đầu tháng 2, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ Đông - xuân 2013 – 2014 có những diễn biến phức tạp như đầu vụ rét, sương mù, mưa phùn kéo dài đã làm một số diện tích ngô và đậu tương phát triển chậm, cây thấp, vàng.
Đặc biệt, vào thời điểm ngô trổ cờ, phun râu và ra bắp trên nhiều cánh đồng xuất hiện tình trạng cây ngô có bông cờ ngắn, trổ cờ không thoát, không thụ phấn, cây có bắp nhưng không có hạt. Còn cây đậu tương phát triển không theo khung thời vụ, nên không có hoa.
Trước tình hình trên, UBND huyện sẽ có những biện pháp, chính sách hỗ trợ cho người dân ở 3 xã có diện tích ngô và đậu tương bị mất mùa để người dân yên tâm sản xuất.
Kể từ ngày 1 - 21.5, hiện tượng thời tiết cực đoan nắng nóng kéo dài trên diện rộng đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của huyện Xín Mần; nhiệt độ luôn dao động từ 36,5 - 42,3 độ C; thời tiết khô và nóng kéo dài đã làm cho toàn bộ diện tích lúa, ngô vụ Xuân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với cây lúa có 1.071 ha; số diện tích theo thống kê sơ bộ bị giảm năng suất từ 30 – 70% là 209,5 ha; bị giảm năng suất trên 70% là 85,5 ha (chủ yếu là các xã phía Bắc của huyện).
Sản lượng lúa ước bị thiếu hụt do giảm năng suất là 662 tấn. Đối với diện tích ngô bị thiệt hại là 730,9 ha, trong đó: Diện tích giảm năng suất trên 70% là 269,3 ha, giảm từ 30 đến 70% là 461,6 ha; sản lượng tụt giảm ước 1.079 tấn. Hiện tại vẫn chưa thể đánh giá mức độ thiệt hại trà ngô trồng trên đất bãi từ ngày 15.4 đến hết ngày mùng 10.5 đang trong giai đoạn được 4 – 5 lá. Ước thiệt hại ban đầu do nắng nóng làm giảm sản lượng lương thực toàn huyện là 1.741 tấn lương thực.
Để khắc phục tình trạng trên, huyện Xín Mần đã tiến hành đồng loạt các biện pháp như hỗ trợ kịp thời giống, phân bón cho đồng bào để trồng lại diện tích đã mất. Tiến hành nạo vét, gia cố đập, mương phai, đảm bảo nước tưới. Đồng thời tăng cường công tác cán bộ bám cơ sở để chỉ đạo sản xuất. Tổng kinh phí hỗ trợ khắc phục từ ngân sách là 3.173,4 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Bùng phát mạnh trong những năm 2011 - 2012 nhưng đến nay phong trào NTCN đã lắng dịu, người dân cũng thận trọng hơn khi đào ao mới cũng như sử dụng ao bị dịch bệnh tái sản xuất. Bởi, những hộ giàu kinh nghiệm trong vùng nuôi tập trung tôm công nghiệp vẫn thất bại trước dịch bệnh, thời tiết bất lợi.

Năm 2014, với nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề ra nhiều giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung.

Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.