Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Quản Bạ Và Xín Mần Bị Ảnh Hưởng Do Thời Tiết

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quản Bạ cho biết: Hiện nay, trên 200ha ngô và đậu tương của 3 xã biên giới, gồm Tùng Vài, Tả Ván, Cao Mã Pờ bị mất mùa.
Những diện tích này được trồng từ đầu tháng 2, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ Đông - xuân 2013 – 2014 có những diễn biến phức tạp như đầu vụ rét, sương mù, mưa phùn kéo dài đã làm một số diện tích ngô và đậu tương phát triển chậm, cây thấp, vàng.
Đặc biệt, vào thời điểm ngô trổ cờ, phun râu và ra bắp trên nhiều cánh đồng xuất hiện tình trạng cây ngô có bông cờ ngắn, trổ cờ không thoát, không thụ phấn, cây có bắp nhưng không có hạt. Còn cây đậu tương phát triển không theo khung thời vụ, nên không có hoa.
Trước tình hình trên, UBND huyện sẽ có những biện pháp, chính sách hỗ trợ cho người dân ở 3 xã có diện tích ngô và đậu tương bị mất mùa để người dân yên tâm sản xuất.
Kể từ ngày 1 - 21.5, hiện tượng thời tiết cực đoan nắng nóng kéo dài trên diện rộng đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của huyện Xín Mần; nhiệt độ luôn dao động từ 36,5 - 42,3 độ C; thời tiết khô và nóng kéo dài đã làm cho toàn bộ diện tích lúa, ngô vụ Xuân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với cây lúa có 1.071 ha; số diện tích theo thống kê sơ bộ bị giảm năng suất từ 30 – 70% là 209,5 ha; bị giảm năng suất trên 70% là 85,5 ha (chủ yếu là các xã phía Bắc của huyện).
Sản lượng lúa ước bị thiếu hụt do giảm năng suất là 662 tấn. Đối với diện tích ngô bị thiệt hại là 730,9 ha, trong đó: Diện tích giảm năng suất trên 70% là 269,3 ha, giảm từ 30 đến 70% là 461,6 ha; sản lượng tụt giảm ước 1.079 tấn. Hiện tại vẫn chưa thể đánh giá mức độ thiệt hại trà ngô trồng trên đất bãi từ ngày 15.4 đến hết ngày mùng 10.5 đang trong giai đoạn được 4 – 5 lá. Ước thiệt hại ban đầu do nắng nóng làm giảm sản lượng lương thực toàn huyện là 1.741 tấn lương thực.
Để khắc phục tình trạng trên, huyện Xín Mần đã tiến hành đồng loạt các biện pháp như hỗ trợ kịp thời giống, phân bón cho đồng bào để trồng lại diện tích đã mất. Tiến hành nạo vét, gia cố đập, mương phai, đảm bảo nước tưới. Đồng thời tăng cường công tác cán bộ bám cơ sở để chỉ đạo sản xuất. Tổng kinh phí hỗ trợ khắc phục từ ngân sách là 3.173,4 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Lê Băn Bực ở ấp Long Phú, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng nấm rơm. Mỗi năm sản xuất ít nhất 5 vụ nấm, nhưng từ tháng 10/2014 đến nay, anh đã tạm dừng công việc trồng nấm rơm để chuyển sang trồng dưa hấu với lý do nấm rơm thường bị mất mùa dẫn đến thua lỗ.
Năm 2015, toàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuống giống được 59ha gừng, tập trung nhiều ở các xã Phương Bình, Hòa An, Kinh Cùng và Hiệp Hưng… đến nay đã thu hoạch khoảng 4,5ha. Sau khoảng thời gian dài giá gừng đứng ở mức cao trung bình từ 40.000 - 45.000 đồng/kg thì đến nay giá gừng chỉ còn 25.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg.

Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.

Cách đây khoảng 5 năm, khi giá cao su tăng cao, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt điều trồng cao su. Nay, nhiều nông dân lại chặt cao su trồng tiêu, điều… trong khi các loại cây công nghiệp lâu năm đầu tư chi phí nhiều, chắc gì đến khi thu hoạch sẽ không có một loại cây khác lên ngôi. Hiểu được quy luật đó, từ nhiều năm qua, nhiều nông dân vẫn thủy chung với cây điều, làm giàu từ trồng xen trong vườn điều.

Anh Trần Văn Hiệu, ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là chủ của một trang trại chăn nuôi gà với doanh thu gần 3 tỷ đồng/tháng do mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.