Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Lúa - Tôm Là Mô Hình Hiệu Quả Nhất

Sản Xuất Lúa - Tôm Là Mô Hình Hiệu Quả Nhất
Ngày đăng: 15/12/2011

Đó là khẳng định của ông Võ Minh Quang - một nông dân sản xuất giỏi ở ấp 1, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.

Ông Quang thực hiện mô hình này có hiệu quả trong 10 năm qua. Ông Quang có 3 ha đất sản xuất lúa - tôm kết hợp. Vụ lúa - tôm năm trước, ông thu hoạch gần 600 giạ lúa và 120 triệu đồng tiền tôm, cua, cá chẽm. Vụ tôm này, ông Quang thu nhập khoảng 70 triệu đồng tiền tôm, cua. Đây đến cuối năm, ông còn thu hoạch 1 vụ lúa, dự kiến khoảng 500 giạ và 1 vụ tôm cuối năm.

Vụ tôm cuối năm thường rất trúng, do đây là lứa tôm “cù” được nuôi ở nước ngọt sẽ lớn nhanh khi sống trong môi trường nước lợ. Ông Quang cho biết: “Tôm “cù” thường bị chai trong môi trường nước ngọt. Khi lúa gặt xong, bơm nước mặn vào tôm sẽ thích nghi nhanh với môi trường nước lợ.
Tôm mau lột vỏ và lớn rất nhanh. Người nuôi tôm thường trúng đậm với vụ tôm này”. Theo ông Quang dự đoán, vụ tôm này ông sẽ kiếm không dưới 30 triệu đồng, vì tôm “cù” trong vuông ông còn rất nhiều.

Ông Quang là người tiên phong trong sản xuất kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ tôm ở huyện U Minh. Ông Quang cho biết, vụ nuôi tôm thứ hai sau chuyển dịch ông đã cấy thử 3 công lúa. Vụ này, do chưa có kinh nghiệm trong khâu rửa mặn nên lúa không sống được. Ông vẫn quyết tâm thực hiện cho kỳ được.

Sau đó, ông Quang tiếp tục đi mua mạ về cấy tiếp. Trong thời gian này, do vào giữa mùa mưa nên độ mặn trong vuông giảm, lúa phát triển rất tốt. Ông Quang rất phấn khởi trong thành công của vụ lúa đầu tiên. Năm sau, ông Quang gieo mạ trên bờ liếp và cấy lấp toàn bộ diện tích nuôi tôm.

Vụ lúa năm đó ông Quang thu hoạch gần 500 giạ. Nhiều hộ nuôi tôm trong huyện U Minh đã đến học tập mô hình sản xuất lúa - tôm của ông Quang và áp dụng đại trà cho đến nay. Nhờ thế, diện tích sản xuất lúa - tôm trong huyện U Minh tăng lên hằng năm.

Từ khi áp dụng mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, ông Quang có mức thu nhập cao gấp nhiều lần so với lúc sản xuất độc canh cây lúa. Thời kỳ sản xuất độc canh cây lúa (hơn 10 năm về trước) mỗi công đất thu hoạch bình quân 15 giạ, năm nào trúng lắm cũng khoảng 17 giạ. Trong khi sản xuất lúa - tôm bình quân mỗi công 25 giạ, có năm đạt tới 30 giạ.

Riêng thu nhập từ vụ lúa ông đã có trong tay trên 50 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, từ khi sản xuất lúa kết hợp trong vuông tôm thì rất ít năm nào ông Quang thất trắng tôm nuôi, bình quân mỗi năm thu nhập 100 triệu đồng từ tôm, cua và cá chẽm.

Mô hình sản xuất lúa - tôm kết hợp với một số vật nuôi khác đang là mô hình bền vững trong sản xuất nông nghiệp, được nông dân vùng chuyển dịch trong huyện U Minh áp dụng đạt hiệu quả kinh tế cao./.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Rau Muống An Toàn Tại Quận 12 Trồng Rau Muống An Toàn Tại Quận 12

Rau muống được dùng trong bữa ăn gia đình Việt Nam đã có từ rất lâu , nhưng hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, sử dụng chất tăng trưởng cho cây trong các hộ trồng rau ngày càng phổ biến, vì thế người tiêu dùng sử dụng rau rất lo ngại cho sức khỏe bản thân và gia đình

17/11/2011
Trồng Rừng Cây Nguyên Liệu Thâm Canh Trồng Rừng Cây Nguyên Liệu Thâm Canh

Vừa qua, tại xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn), Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với UBND xã Nhữ Hán tổ chức hội nghị hội thảo đầu bờ mô hình trồng rừng nguyên liệu thâm canh bằng cây keo tai tượng

20/11/2011
Kỹ Thuật Nuôi Vẹm Xanh Kỹ Thuật Nuôi Vẹm Xanh

Vẹm vỏ xanh (Perna viridis) được coi là đối tượng hai mảnh vỏ quan trọng ở khu vực ven biển nước ta, với hàm lượng dinh dưõng tương đối cao, Vẹm vỏ xanh trở thành nguồn thực phẩm không thể thiếu của các gia đình ngư dân ven biển. Vẹm vỏ xanh dễ nuôi, chi phí đầu tư ít, rất phù hợp cho nuôi hộ gia đình

20/11/2011
Cá Chết Hàng Loạt Sau Lũ! Cá Chết Hàng Loạt Sau Lũ!

Cơn lũ đi qua, hàng trăm hộ dân ở đầm Cầu Hai (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi hàng chục tấn cá lồng nuôi đồng loạt đổ bệnh chết…

21/11/2011
Sơ Chế Và Bảo Quản Hải Sản Sơ Chế Và Bảo Quản Hải Sản

Sơ chế và bảo quản hải sản rất quan trọng, để làm tăng giá trị hải sản, tăng hiệu quả đánh bắt, nâng cao thu nhập cho lao động. Bởi ở đây đang có sự lãng phí rất lớn. Ông Lê Văn Quốc, một chủ tàu đánh cá ở phường Nhơn Hải, thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, cho biết: “Nhiều chuyến đi biển trúng cá nhưng về đến nơi, chủ yếu bán làm mắm

24/11/2011