Sản Xuất Lúa Theo Gói Kỹ Thuật SRI Năng Suất Tăng 48%

Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).
Theo ngành nông nghiệp, mô hình SRI được triển khai thực hiện tại 3 huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang từ tháng 4.2012 và sẽ kết thúc vào tháng 3.2015. Thời gian qua, các cơ quan chuyên môn của tỉnh và Tổ chức FIDR đã tiến hành mở 448 đợt tập huấn chuyển giao kỹ thuật theo phương thức cầm tay chỉ việc cho 5.376 lượt nông dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong đó, những đơn vị liên quan tập trung hướng dẫn người dân cách làm phân hữu cơ, chọn nguồn giống chất lượng, tưới nước khoa học, vệ sinh đồng ruộng, quản lý và phòng trừ chuột cũng như các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Thực tế cho thấy, từ khi áp dụng mô hình này trên tổng diện tích hơn 53ha, năng suất lúa mà nông dân 3 địa phương vừa nêu thu được tăng ít nhất 48% so với trước đây. Nhờ vậy, tình trạng thiếu đói đã giảm đáng kể.
Nguồn bài viết: http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/thoi-su-kinh-te/201412/san-xuat-lua-theo-goi-ky-thuat-sri-nang-suat-tang-48-570142/
Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông năm nay, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có kế hoạch gieo trồng 3.100ha, trong đó chủ lực là cây đậu tương với 1.600ha.

Những năm gần đây, để duy trì diện tích đất lúa theo chủ trương của thành phố, tại hầu hết các huyện, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và mở rộng nhiều mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.

Không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò và sự cần thiết của phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, nhưng theo thời gian những mặt tiêu cực của loại phân này đối với môi trường và sức khỏe con người ngày càng bộc lộ rõ.

Nưa là một loài cây thân thảo, cho củ, được trồng ở những vùng có nhiều giồng cát. Bà con nông dân trồng nưa lấy củ chế biến thành bột để làm các loại bánh, làm miến và sử dụng trong công nghiệp làm hồ vải.

Địa bàn xã Nghĩa Thắng (Nghĩa Hưng - Nam Định) ở nơi cửa sông, giáp biển, kề bên những ao cá, đầm tôm là những đồng bãi xanh ngút ngàn màu mỡ phù sa.