Sản Xuất Lúa Lai Cho Lợi Nhuận Cao Gấp Đôi Lúa Hàng Hóa Khác

Vụ Đông Xuân 2014 vừa qua, nông dân sản xuất giống lúa lai F1 thu lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha.
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 1991, diện tích lúa lai cả nước chỉ khoảng 100ha. Đến nay con số này đạt trên 600.000 ha. Cũng theo báo cáo sơ kết mô hình thí điểm trong vụ Đông Xuân 2014 vừa qua, nông dân sản xuất giống lúa lai F1 thu lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha.
Đề án mô hình phát triển hạt giống lúa lai F1 được thực hiện thí điểm tại thành phố Cần Thơ từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2016 với diện tích sản xuất 90ha tại Trại giống Nông nghiệp Cờ Đỏ. Nông dân sản xuất giống lúa trên được Công ty Giống cây trồng miền Nam cung ứng toàn bộ nguồn giống lúa lai F1 và hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bao tiêu sản lượng lúa.
Vụ Đông Xuân này với năng suất 4 tấn/ha công ty thu mua với giá 19.000 đ/kg, cao gấp 3 - 4 lần so với các loại lúa hàng hóa khác, sau khi trừ chi phí lợi nhuận của người sản xuất hạt giống lúa lai cao hơn nhiều so với trồng lúa thương phẩm khác.
Ông Trần Văn Chuông, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ một nông dân sản xuất lúa lai phấn khởi cho biết, vụ lúa Đông Xuân này đạt năng suất hơn 4 tấn/ha, cao hơn năng suất lúa thường từ 1,5 – 2 lần. Tuy nhiên với giống lúa lai, khâu kỹ thuật cần phải đầu tư nhiều và kỹ hơn.
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Đông Xuân vừa qua ngoài Trại giống Nông nghiệp Cờ Đỏ của thành phố Cần Thơ, Công ty giống cây trồng miền Nam đang thực hiện thí điểm mô hình phát triển giống lúa lai F1 tại tỉnh Hậu Giang, tới đây Công ty sẽ mở rộng sản xuất thêm giống lúa lai ở một số tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL.
Có thể bạn quan tâm

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện địa lý, những năm gần đây, thương hiệu rau an toàn bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu - Sơn La) đã hình thành và cung cấp ổn định cho thị trường trong tỉnh cùng một số siêu thị lớn tại Hà Nội, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Nhằm từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, huyện Phúc Thọ đã áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Vũ Hồng, xã Hồng Phong (Vũ Thư - Thái Bình) không chỉ duy trì, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm mà còn trồng xen canh cây màu trên đất trồng dâu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trong những năm gần đây, bà con nông dân ở huyện Cư Jút (Đăk Nông) đã đưa cây gấc vào trồng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân

Thời gian qua, mô hình trồng rau hữu cơ sinh học tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại tiếp tục được duy trì và mở rộng. Qua thực hiện mô hình này, người nông dân rất phấn khởi vì mô hình này làm giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế gia đình. Mặt khác, người nông dân tham gia trồng rau hữu cơ sinh học không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn hướng tới việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.