Sản Xuất Khảo Nghiệm Các Giống Lúa Chịu Mặn

Sáng 2/1, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An và Đại học Huế, Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tiến hành xuống giống sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn nhằm tuyển chọn các giống lúa chịu mặn phục vụ sản xuất tại các vùng đất sản xuất lúa bị nhiễm mặn ở huyện Tuy An và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trong vụ sản xuất này, mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn ở huyện Tuy An đã sử dụng 14 giống GSR và 6 giống DV 09, DV 02, H1, H5, H11, H12 để sản xuất trên diện tích 4.000m² tại 2 cánh đồng Phú Thường (xã An Hòa), Đồng Tiệm (xã An Ninh Tây) và sử dụng 2 giống lúa ML 68 và ML 49 để sản xuất đối chứng. Thời gian thực hiện sản xuất mô hình này là 4 tháng.
Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Với 20 ao ximăng trong nhà, mỗi ao có diện tích khoảng 4m2 nhưng ông Nguyễn Văn Hoàng trú tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM đã cung cấp cho các công ty xuất khẩu hàng tấn lươn thịt mỗi năm.

Anh Nguyễn Văn Minh thôn Song Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Tây) trồng đu đủ giỏi, cho thu nhập cao. Từ 2 sào đu đủ giống Đài Loan trồng tháng 11 năm ngoái, hiện nay gia đình anh đã thu được 8 triệu đồng, dự kiến thu hết sẽ có khoảng 12 triệu đồng

Hiện nay, mãng cầu đang chuẩn bị ra hoa và nông dân sẽ thu hoạch trái vào tháng 6, 7. Tuy nhiên, vào thời điểm này cũng là mùa của nhiều loại trái cây khác nên giá mãng cầu thường rẻ (khoảng 3.000 đồng/kg), nên thu nhập của nông dân không cao.

Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới, đang được phát triển ở các tỉnh Nam Trung bộ, cho hiệu quả kinh tế cao. Tại Khánh Hòa, bà con nuôi thử cả trong ao đất lẫn lồng bè.

Cùng lúc thực hiện kiểm nghiệm tại Quảng Ngãi, Cục Bảo vệ Thực vật còn thử nghiệm tại Hà Nội và TP HCM. Tại Quảng Ngãi, diện tích được thử nghiệm trên 1.000 mét vuông, được thực hiện trên 3 loại thuốc kích thích, trong đó có một loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ NN-PTNT, 2 loại thuốc ngoài danh mục có xuất xứ từ Trung Quốc là GA3 và 920; thuốc có trong danh mục sử dụng là thuốc An Khang do Cty TNHH Trường Thịnh, tỉnh Lạng Sơn sản xuất.