Sản Xuất Khảo Nghiệm Các Giống Lúa Chịu Mặn

Sáng 2/1, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An và Đại học Huế, Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tiến hành xuống giống sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn nhằm tuyển chọn các giống lúa chịu mặn phục vụ sản xuất tại các vùng đất sản xuất lúa bị nhiễm mặn ở huyện Tuy An và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trong vụ sản xuất này, mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn ở huyện Tuy An đã sử dụng 14 giống GSR và 6 giống DV 09, DV 02, H1, H5, H11, H12 để sản xuất trên diện tích 4.000m² tại 2 cánh đồng Phú Thường (xã An Hòa), Đồng Tiệm (xã An Ninh Tây) và sử dụng 2 giống lúa ML 68 và ML 49 để sản xuất đối chứng. Thời gian thực hiện sản xuất mô hình này là 4 tháng.
Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Giá mía tăng một phần do đầu vụ, mặt khác chữ đường vụ này đạt cao, dao động từ 10,5 đến 11 chữ đường, tăng gần 1 chữ đường so với vụ trước. Với giá mía hiện tại, những diện tích đạt năng suất 100 tấn/ha sẽ có lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng, còn năng suất từ 120-200 tấn/ha thì mức lợi nhuận có thể đạt từ 30-60 triệu đồng.

Trong khi đó, giá mua tại vườn chỉ dao động ở mức 3.000-5.000 đồng một kg. Tuy nhiên, dù đang vào vụ thu hoạch rộ, nhưng tình hình thu mua của các thương lái khá chậm. Ông Hoàng, có vườn trồng hồng khoảng 1ha ở Đức Trọng cho biết dù đã kêu mấy ngày nay, người mua vẫn không đến lấy hàng.

Trong khi đó, các yếu tố con giống, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến môi trường nuôi luôn biến động; các công trình hạ tầng phục vụ NTCN hiện đang thiếu và yếu, nhất là điện… thì người NTCN nuôi ở mật độ dày (80 - 200 con/mét vuông) khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông xuất hiện nhiều gương nông dân đi đầu trong việc nuôi thâm canh cá thịt cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường trong tỉnh, nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, họ chính là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNN) về tiến độ xây dựng Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).