Sản Xuất Giống, Nuôi Trồng Và Chế Biến Nấm Linh Chi

Trong khuôn khổ đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm linh chi”, vừa qua, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Bình Định tổ chức hội thảo để phát triển sản phẩm nấm linh chi.
Qua hơn 2 năm thực hiện đề tài, Trung tâm đã sản xuất trên 250 ống giống cấp I, 762 bình giống cấp II đủ cung cấp cho 7.000 bịch phôi trồng nấm thương phẩm. 2 mô hình trồng nấm thu gần 100 kg nấm linh chi khô, hoàn chỉnh quy trình nhân giống và trồng nấm, sẵn sàng chuyển giao cho người trồng
Từ nấm thu hoạch Trung tâm chế biến ra trà túi lọc linh chi, nước giải khát linh chi và xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho 2 sản phẩm này
Một số ý kiến trong hội thảo cho rằng: Cần tính toán giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận để thu hút người trồng. Liên kết, liên doanh để đủ nguồn lực phát triển thương mại, quảng bá, đa dạng sản phẩm nấm linh chi. Hình thức bao bì mẫu mã phải đẹp bắt mắt…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Công văn số 1976/BNN-TCTS chỉ đạo tạm ngưng việc DN phải thực hiện thủ tục đăng ký và xác nhận giấy đăng ký Hợp đồng và XK sản phẩm cá tra với Hiệp hội cá tra Việt Nam.

Chi phí đắt đỏ, thiếu thị trường tiêu thụ là những áp lực đang đè nặng trên vai người nuôi cá rô Hậu Giang (cá rô đầu vuông), khiến người dân thiếu mặn mà với loại đặc sản này.

Trước đó, cũng ở Tam Giang, tàu mực khơi của ông Phạm Hùng (thôn Đông Mỹ) đạt sản lượng 28 tấn mực khô/chuyến biển, doanh thu hơn 2,1 tỷ đồng; tàu câu mực khơi của ông Lương Văn Cam (thôn Đông An) đạt sản lượng 51 tấn mực khô/chuyến biển; doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng…

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.