Sản Xuất Giống Gà Grimaud, Vịt Chuyên Thịt M14

Vừa qua, Sở KH&CN Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud, vịt chuyên thịt M14 tại Hải Phòng”. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng chủ trì thực hiện đề tài.
Kết quả thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud trong 18 tháng giữa trống Ri với gà mái GF24 (tổ hợp lai R-GF) và giữa trống GF24 với gà mái Ri (tổ hợp lai GF-Ri) cho thấy: nuôi tổ hợp lai R-GF cho lợi nhuận kinh tế cao gấp 1,54 lần so với tổ hợp lai GF-Ri.
Cũng trong 18 tháng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức thực nghiệm sản xuất giống và nuôi vịt M14 thương phẩm theo phương thức vịt cá kết hợp an toàn sinh học tại cơ sở giống thủy cầm quận Kiến An. Với quy mô 220 vịt bố, mẹ (200 mái và 20 trống), Trung tâm đã sản xuất được 19.240 con vịt giống thương phẩm loại 1, cho lợi nhuận 4.841.000 đ/tháng. Bên cạnh đó, tiến hành nuôi vịt M14 thương phẩm trong ao cá cũng cho hiệu quả cao hơn so với nuôi thả đồng khoanh vùng kiểm soát.
Thành công của việc thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud và vịt chuyên thịt M14 với hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Hải Phòng đã góp phần đáp ứng nhu cầu về con giống năng suất, chất lượng cho thành phố.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng nhiều. Hiện nay, việc ứng dụng xây hầm biogas vào chăn nuôi nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải, tiết kiệm chi phí tiền mua khí đốt, góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt khu vực đông dân cư đang được một số địa phương thực hiện, mang lại hiệu quả.

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nạn đánh bắt mang tính hủy diệt NLTS vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diễn ra khá phức tạp. Trên 50 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay, tịch thu và tiêu hủy 250 cheo lừ xếp mắt lưới nhỏ, 50 bộ kích điện, xử phạt hành chính trên 140 triệu đồng là con số đáng báo động.

Diện tích chè của Hà Giang hiện có 20.305 ha, diện tích cho thu hoạch 16.932 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 57.598 tấn. Ngành chè đã và đang mang lại đời sống, thu nhập cho hàng chục NGHÌN đồng bào. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn cho thấy đời sống của người làm chè hiện nay vẫn còn thấp, các mối liên kết còn bấp bênh. Rất cần một “cú hích” để ngành chè phát triển đúng với tiềm năng.

Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.