Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất, Chế Biến Gỗ Xuất Khẩu Ở Quảng Ngãi Khởi Sắc Trở Lại

Sản Xuất, Chế Biến Gỗ Xuất Khẩu Ở Quảng Ngãi Khởi Sắc Trở Lại
Ngày đăng: 21/08/2014

Từ đầu năm 2014 đến nay, sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều khởi sắc trở lại, đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài với các doanh nghiệp ở Quảng Ngãi ngày càng nhiều hơn, giúp cho ngành gỗ ở Quảng Ngãi phục hồi sản xuất.

Sau 4 năm hoạt động cầm chừng, từ đầu năm 2014 đến nay, Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty xây dựng tổng hợp Kim Thành Lưu tại khu kinh tế Dung Quất đã hoạt động mạnh mẽ trở lại. Nếu như trước đây, bình quân mỗi tháng xuất khẩu 3 đến 5 container, thì hiện nay nhà máy đã xuất khẩu 20 container sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu gỗ xuất khẩu đạt gần 25 tỷ đồng.

Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay của nhà máy. Một tín hiệu khả quan nữa là sau khi liên doanh với một công ty ở tỉnh Bình Dương, Công ty xây dựng tổng hợp Kim Thành Lưu đã ký kết với các đối tác nước ngoài với sản lượng lớn, có đơn đặt hàng đến cuối năm 2014.

Ông Lê Hoàng Long, Phó giám đốc Công ty Xây dựng tổng hợp Kim Thành Lưu, cho biết sau 4 năm khủng hoảng, từ đầu năm nay, công ty cũng đã hợp tác với một số doanh nghiệp tỉnh khác để phối hợp làm ăn.

Ông Long cho biết hiện công ty đang xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nhờ hợp tác với một công ty ở Bình Dương nên sản xuất hiệu quả và có hướng phát triển. Trong tháng 8 này, công ty xuất khẩu 20 container sang Mỹ.

Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Kim Thành Lưu hiện có hơn 300 lao động. Nhờ có nhiều đơn đặt hàng giá trị lớn nên sắp tới, nhà máy sẽ tiếp tục tuyển thêm 400 lao động để đáp ứng cung cấp hàng kịp thời cho đối tác.

Ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu khởi sắc trở lại đã giúp cho thu nhập của người lao động tăng lên. Hiện nay, lương hàng tháng của người lao động dao động từ 3,5 đến 4 triệu đồng/người.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến gỗ ở tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung rà soát tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm có tính cạnh cao trên thị trường.

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nguồn nguyên liệu tự có ở địa phương là cây keo để sản xuất thành bàn ghế xuất khẩu thay vì phải nhập khẩu nguyên liệu. Cùng với đó, doanh nghiệp đã tăng cường công tác xúc tiến đầu tư theo hướng đi trực tiếp nước ngoài để tìm kiếm đối tác. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp đã được mở rộng.

Ông Lưu Tuấn Anh, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tam Minh, Quảng Ngãi cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu của công ty tăng 100% so với cùng kỳ năm 2013. Với thị trường xuất khẩu, công ty đã khôi phục thị trường Tây Âu và Đông Âu. Bên cạnh đó, công ty cũng nỗ lực tìm kiếm thị trường. Tháng 9 tới, công ty sẽ tham dự hội chợ ở Đức nhằm giới thiệu các sản phẩm mới đến với khách hàng và người tiêu dùng…

Hiện nay, ở Quảng Ngãi chỉ còn 6 doanh nghiệp đang hoạt động trong sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu (đã có 8 doanh nghiệp đã giải thể hoặc ngừng hoạt động trong 4 năm gần đây). Hầu hết các doanh nghiệp này đều có đơn đặt hàng sản xuất đến cuối năm 2014 và quý 1 năm 2015. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ và Châu Âu.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

18/10/2014
Hà Nội Tăng Liên Kết Trong Cung Ứng Thủy Sản An Toàn Hà Nội Tăng Liên Kết Trong Cung Ứng Thủy Sản An Toàn

Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.

18/10/2014
Con Tôm “Lững Lờ” Do Xuất Khẩu Chững Lại Con Tôm “Lững Lờ” Do Xuất Khẩu Chững Lại

Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.

18/10/2014
Cá Tra Đã Đến Lúc Giảm Xuất Thô Cá Tra Đã Đến Lúc Giảm Xuất Thô

“Theo khảo sát của chúng tôi, hiện có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chịu đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng”, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo.

18/10/2014
Kiến Nghị Không Quy Định Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Tối Thiểu 10% Công Suất Kiến Nghị Không Quy Định Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Tối Thiểu 10% Công Suất

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

18/10/2014