Liên kết sản xuất lúa ở Đồng Tháp, tăng lợi nhuận từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ

Theo đó, Đồng Tháp chọn 5 ngành hàng nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh để phát triển là lúa gạo, hoa kiểng, cá tra, xoài và vịt.
Đến nay, Đồng Tháp xây dựng được mô hình cánh đồng lớn với diện tích hơn 86.630ha; đẩy mạnh cơ giới hóa giảm chi phí giá thành sản xuất lúa từ 600 - 750 đồng/kg, lợi nhuận đạt bình quân 22 - 23 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn sản xuất bên ngoài từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ. Đẩy mạnh chương trình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; trong đó giải ngân hàng trăm tỷ đồng cho Công ty TNHH XNK Lộc Anh vay để liên kết cùng 3 HTX Nông nghiệp Tân Tiến, Tân Cường và Phú Bình (huyện Tam Nông) phát triển 1.730ha lúa theo chuỗi giá trị.
Đồng Tháp còn hợp tác cùng Tập đoàn Phát triển nông nghiệp nông thôn Hàn Quốc (KRC) quy hoạch 28.000ha đất lúa ở các huyện Thanh Bình, Tam Nông… sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô lớn. Đồng thời, hợp tác cùng Nhật Bản, Hà Lan… ứng dụng những công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến của các nước vào thực tế của Đồng Tháp.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Bắc Cạn trồng dong riềng tràn lan, sản lượng tăng đột biến, tiêu thụ không hết, tư thương khống chế giá giảm gần một nửa so với năm trước. Tiền bán dong riềng không đủ trả công thu hoạch và vận chuyển làm cho nông dân lao đao.

Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng hơn 10.000 ha hồ tiêu (chiếm gần 20% diện tích cả nước), tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Lộc Ninh (3.552 ha), Bù Đốp (2.007 ha) và Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân đạt 2,9 tấn/ha.

Trồng thành công giống chanh Bắc trên vùng rừng núi chỉ quen với những loại cây công nghiệp như điều, cà phê, cao su, anh Đinh Văn Anh ở thôn 9, xã Đức Liễu (Bù Đăng - Bình Phước) khiến nhiều người khâm phục.

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.

Đất không nghèo, nhưng suốt cả một thời gian dài, người dân Khánh Sơn (Khánh Hoà) hằng đau đáu trước câu hỏi lấy cây trồng nào làm chủ lực? Rồi cây sầu riêng có mặt, mở ra một hướng đi mới cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương. Song, việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn hiện vẫn rất gian truân.