Sản Xuất Cá Tra Từng Bước Vận Hành Theo Cơ Chế Thị Trường Ở Đồng Tháp

Tính đến nay, diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.943 ha, đạt 89,3% kế hoạch năm. Sản lượng cá tra 386.910 tấn, đạt 110,46% kế hoạch, năng suất trung bình 366 tấn/ha.
Phần lớn diện tích nuôi cá tra của tỉnh tập trung vùng nuôi doanh nghiệp (chiếm 64,5% diện tích) với 36 doanh nghiệp, trong đó những doanh nghiệp có vùng cá tra lớn nhất tỉnh là Công ty TNHH Hùng Cá có 187ha, Công ty Vĩnh Hoàn 116ha, Công ty Docifish 61ha, Công ty Tô Châu 47ha, Công ty Cửu Long 44ha. Số hộ nuôi cá tra đã giảm dần qua các năm chủ yếu là các hộ nuôi nhỏ lẻ, ngoài vùng quy hoạch. Năm 2012, tổng số 428 hộ nuôi, tập trung nhiều nhất là huyện Châu Thành, Thanh Bình.
Trong đó, qui mô diện tích lớn hơn 1ha có 105 hộ, chiếm 24,53% tổng số hộ sản xuất cá tra toàn tỉnh. Về khả năng liên kết dọc, có 84,2% các hộ nuôi có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và 87,5% hộ nuôi có liên kết với các nhà máy chế biến thức ăn hoặc đại lý cung ứng thức ăn, vật tư thủy sản.
Nhìn chung, sản xuất cá tra đã từng bước vận hành theo cơ chế thị trường và chuyển sang sản xuất hàng hóa với qui mô lớn và tập trung. Điểm nổi bật về sản xuất cá tra trong thời gian qua là sự sắp xếp lại tổ chức sản xuất, xây dựng được các ngành hàng cá tra. Một số doanh nghiệp thủy sản lớn như Vĩnh Hoàn, Hùng Cá, Hoàng Long, Hùng Vương đã tổ chức liên kết các khâu chế biến xuất khẩu, sản xuất nguyên liệu, cung cấp thức ăn thủy sản, thuốc và vật tư nghề cá, từng bước hình thành mô hình tập đoàn kinh tế lớn.
Bên cạnh đó, các hộ nhỏ đã thực hiện các liên kết ngang và liên kết dọc trong cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Các hộ không đủ điều kiện đã chuyển nuôi gia công cho doanh nghiệp, từ đó mở rộng diện tích vùng nuôi khu vực doanh nghiệp lên 64,5% tổng diện tích. Sự chuyển biến này mở đầu cho một bước tiến mới trong sản xuất thủy sản, hướng đến sản xuất hàng hóa lớn vận hành theo cơ chế thị trường, đủ sức cạnh tranh và chấp nhận rủi ro nếu có xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh văn Hổ, nông dân ấp Mỹ Long, xã Mỹ An huyện Chợ Mới (An Giang), những năm gần đây khá lên nhờ áp dụng mô hình trồng bắp, nuôi bò và sử dụng phân bò làm khí đốt biogas. Đây là mô hình đang được ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, mặt khác vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.

“Chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh bò giai đoạn bú sữa và sau cai sữa” là mô hình nằm trong phạm vi hợp phần Dự án cạnh tranh nông nghiệp Gia Lai. Sau 6 tháng triển khai tại xã Kông Yang (huyện Kông Chro - Gia Lai), dự án đã kết thúc và cho thấy những kết quả khá tích cực.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đạt mục tiêu xây dựng 60.000 ha vùng lúa chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng cho nông dân trong tỉnh trồng lúa chất lượng cao và sản xuất lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận trong vụ hè thu 2013 theo quyết định này.

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.