Sản Xuất Cá Ngừ Theo Định Hướng Thị Trường Để Tăng Giá Trị Sản Phẩm

Sáng nay (2-4), tại Hội trường Liên Đoàn lao động tỉnh Phú Yên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức buổi đối thoại chính sách “tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị”. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên 2014; được Truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Tại buổi đối thoại, các đại biểu tập trung trao đổi về vốn đối ứng cầu, vốn sản xuất; những khó khăn mà lao động đi biển đang gặp phải; quá trình bảo quản chế biến sau thu hoạch sản phẩm khiến chất lượng bị giảm; thị trường chưa kết nối với nơi tiêu thụ; chính sách bảo hiểm cho ngư dân.
Một số đại biểu cho biết: Hiện hoạt động sản xuất cá ngừ đại dương mới chỉ tập trung theo “sản xuất định hướng”, chưa có chiến lược trong chuỗi sản xuất đối với sản phẩm cá ngừ theo “thị trường định hướng”; sản xuất cá ngừ mới chỉ quan tâm đến năng suất để tăng thu nhập và lợi nhuận, chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường để tăng giá trị sản phẩm, thu nhập và lợi nhuận từ việc tăng chất lượng và giá trị từ những sản phẩm giá trị gia tăng.
Trong mối liên kết của chuỗi sản phẩm cá ngừ, khâu khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và khâu thu mua, tiêu thụ cá ngừ sau khai thác là những khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ, đặc biệt là công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và quản lý thị trường những khâu này không những không tạo lên mối liên kết hiệu quả, bền vững và động lực cho sự phát triển, mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sụt giảm chất lượng, giá trị của sản phẩm cá ngừ, làm giảm hiệu quả sản xuất và thu nhập của ngư dân trong thời gian qua.
Tại buổi đối thoại, nhiều đại biểu đặt ra các câu hỏi liên quan làm thế nào để bảo vệ nguồn lợi cá ngừ? sản lượng cá ngừ đại dương khai thác hiện nay có vượt qua nhu cầu tiêu thụ hay không? nguyên nhân nào khiến tiểu thương, doanh nghiệp có cớ để ép giá ngư dân…
Một số đại biểu cho rằng, để nghề sản xuất cá ngừ phát triển hiệu quả và bền vững, cần tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị của sản phẩm từ khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ; tạo sự thay đổi căn bản trong ngành sản xuất từ “sản xuất định hướng" sang “thị trường định hướng" nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đối với các loại sản phẩm có giá trị gia tăng, qua đó nâng cao chất lượng, giá trị, thương hiệu sản phẩm cá ngừ Việt Nam, nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của ngư dân. Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ ngư dân về tín dụng, bảo hiểm, làm giảm tổn thất và bào vệ nguồn lợi cá ngừ…
Có thể bạn quan tâm

Hôm qua (10/8) hai mẫu TĂCN mà Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa gửi đi Hà Nội phân tích đã có kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol (1,2mg/kg và 0,8mg/kg). Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn lô hàng 8.100kg TĂCN của Cty LIVABIN chứa chất cấm.

Như vậy, giá gạo 5%tấm của Việt Nam hiện nay ngang bằng với gạo cùng loại của Thái Lan, Pakistan và cao hơn gạo Ấn Độ. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện vẫn đang có mức giá cao nhất trong số những nước xuất khẩu chính, bởi gạo cùng loại của Ấn Độ là 390-400 USD/tấn, Pakistan 395-405 USD/tấn, Thái Lan 350-360 USD/tấn.

Tuy nhiên hiện toàn tỉnh vẫn còn tồn đọng 6.900 liều vắc xin lở mồm long móng (trong đó huyện Mang Yang còn tồn 3.175 liều, huyện Chư Păh 2.675 liều, huyện Chư Pưh 1.050 liều). Nguyên nhân là do đàn gia súc giảm ở một số địa phương, bên cạnh đó nhiều hộ dân chăn thả gia súc trên rẫy nên không có điều kiện tiêm phòng.

Hóc Môn là một trong những huyện của TPHCM đang chuyển dịch sang nông nghiệp đô thị. Nhiều mô hình chăn nuôi bò sữa, trồng hoa lan, cây kiểng… đã có được sự thành công nhờ nguồn vốn tín dụng kịp thời.

Ngoài ra, anh Phạm văn Phong, chủ vựa dừa kế bên cũng cho hay: Giá dừa giảm cũng do các bạn hàng phía Bắc hạn chế mua dừa tươi vì thị trường Trung Quốc hiện chủ yếu thu mua dừa khô (loại dừa xiêm xanh, nặng trên 1 kg).