Sản Xuất Cá Ngừ Theo Định Hướng Thị Trường Để Tăng Giá Trị Sản Phẩm

Sáng nay (2-4), tại Hội trường Liên Đoàn lao động tỉnh Phú Yên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức buổi đối thoại chính sách “tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị”. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên 2014; được Truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Tại buổi đối thoại, các đại biểu tập trung trao đổi về vốn đối ứng cầu, vốn sản xuất; những khó khăn mà lao động đi biển đang gặp phải; quá trình bảo quản chế biến sau thu hoạch sản phẩm khiến chất lượng bị giảm; thị trường chưa kết nối với nơi tiêu thụ; chính sách bảo hiểm cho ngư dân.
Một số đại biểu cho biết: Hiện hoạt động sản xuất cá ngừ đại dương mới chỉ tập trung theo “sản xuất định hướng”, chưa có chiến lược trong chuỗi sản xuất đối với sản phẩm cá ngừ theo “thị trường định hướng”; sản xuất cá ngừ mới chỉ quan tâm đến năng suất để tăng thu nhập và lợi nhuận, chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường để tăng giá trị sản phẩm, thu nhập và lợi nhuận từ việc tăng chất lượng và giá trị từ những sản phẩm giá trị gia tăng.
Trong mối liên kết của chuỗi sản phẩm cá ngừ, khâu khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và khâu thu mua, tiêu thụ cá ngừ sau khai thác là những khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ, đặc biệt là công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và quản lý thị trường những khâu này không những không tạo lên mối liên kết hiệu quả, bền vững và động lực cho sự phát triển, mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sụt giảm chất lượng, giá trị của sản phẩm cá ngừ, làm giảm hiệu quả sản xuất và thu nhập của ngư dân trong thời gian qua.
Tại buổi đối thoại, nhiều đại biểu đặt ra các câu hỏi liên quan làm thế nào để bảo vệ nguồn lợi cá ngừ? sản lượng cá ngừ đại dương khai thác hiện nay có vượt qua nhu cầu tiêu thụ hay không? nguyên nhân nào khiến tiểu thương, doanh nghiệp có cớ để ép giá ngư dân…
Một số đại biểu cho rằng, để nghề sản xuất cá ngừ phát triển hiệu quả và bền vững, cần tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị của sản phẩm từ khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ; tạo sự thay đổi căn bản trong ngành sản xuất từ “sản xuất định hướng" sang “thị trường định hướng" nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đối với các loại sản phẩm có giá trị gia tăng, qua đó nâng cao chất lượng, giá trị, thương hiệu sản phẩm cá ngừ Việt Nam, nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của ngư dân. Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ ngư dân về tín dụng, bảo hiểm, làm giảm tổn thất và bào vệ nguồn lợi cá ngừ…
Có thể bạn quan tâm

Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.

Tỉnh Tiền Giang đã triển khai Dự án "Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông" với sự tham gia của Tổ chức Heifer, Tổ chức Liên minh Na uy tại Việt Nam (NMA). Dự án có tổng kinh phí trên 18,2 tỉ đồng, trong đó UBND tỉnh Tiền Giang đầu tư 4 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 5 năm từ 1/7/2013 đến hết tháng 6/2017.

Năm nay là vụ thứ 3 tỉnh Bắc Kạn đưa dong riềng vào cơ cấu cây trồng mũi nhọn với quy mô đại trà, nhờ đó diện tích cây trồng này đã nhanh chóng được mở rộng lên tới gần 3.000ha, trong khi kế hoạch năm 2013 mới chỉ là 2.100ha. Sản lượng củ dong năm nay ước đạt 193.000 tấn.

Nhờ chịu khó, ham học hỏi, anh Lê Thành Đô, ở ấp 8, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi ếch thịt và ếch giống.

Men theo con đường đất đỏ cách trung tâm UBND xã Bình Tân, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) chừng 2 km, vượt qua con suối nhỏ, chúng tôi tìm đến khu vườn rộng hơn 2 ha của gia đình người cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn, ở thôn Bình Sơn.