Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Sản Xuất Cá Giống Rô Phi Và Nuôi Cá Thịt Ở Ruộng Lúa?

Sản Xuất Cá Giống Rô Phi Và Nuôi Cá Thịt Ở Ruộng Lúa?
Ngày đăng: 30/07/2014

Từ lâu nay, việc nuôi cá ở ruộng cấy lúa nước được coi là biện pháp kinh tế và có hiệu quả để không những tăng năng suất lúa mà còn giảm công việc lao động chăm sóc làm cỏ, sục bùn cho lúa, giảm đến ngừng hẳn việc dùng thuốc trừ sâu và có thêm một lượng cá có giá trị.

ca ro phi 04
Hình minh họa

Việc sản xuất cá rô phi giống ngoài ruộng đã được tiến hành ở Bắc Ninh và Thái Bình. Tại Bắc Ninh chỉ tận dụng thức ăn tự nhiên của cá ngoài ruộng và sau khi gặt lúa thì thu hoạch cá giống một lần.

Tại Thái Bình đã cho cá ăn thêm thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô) với lượng 1 -2 % tổng khối lượng cá thả; cá giống được thu mỗi tuần một lần. Cách làm như sau: sau khi cấy lúa 20 – 25 ngày, thả cá bố mẹ rô phi vào ruộng với mật độ 4 – 5 con/m2. Cá bố mẹ có cỡ 120 – 150g, tỷ lệ cá đực/cá cái là 1/1.

Chỉ 10 – 12 ngày sau khi thả, cá bắt đầu đẻ. Trên 1 hécta ruộng như thế có thể thu được 50 – 254kg cá giống mỗi năm (năng suất cá phụ thuộc vào khả năng giữ được nước ở trên ruộng) và năng suất lúa đạt 9 – 9,5 tấn/ha/năm (tăng 13% so với ruộng không nuôi cá). ở ruộng có nuôi cá rô phi chỉ phải làm cỏ lúa một lần.

Nuôi cá thịt ở cả hai vụ lúa đã được thực hiện ở vùng trũng Bắc Ninh, Yên Bái. Mật độ cá thả 3.000 con/ha. Cá rô phi cũng được thả ghép với chép, trôi, trắm…; cá chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên. Sản lượng cá đạt 500 – 600 kg/năm; lúa đạt 8 – 9 tấn/ha/năm.


Có thể bạn quan tâm

Đực hóa cá rô phi Oreochromis niloticus bằng phương pháp ngâm trong nước pha spironolacton Đực hóa cá rô phi Oreochromis niloticus bằng phương pháp ngâm trong nước pha spironolacton

Spironolacton (SP) là một steroid nhân tạo. SP là chất đối kháng (antagonist) của aldosteron nên được dùng như một loại thuốc chống cao huyết áp.

24/11/2015
Giảm hàm lượng protein trong thức ăn cá rô phi nhờ bổ sung chế phẩm tăng cường tiêu hóa/hấp thu Giảm hàm lượng protein trong thức ăn cá rô phi nhờ bổ sung chế phẩm tăng cường tiêu hóa/hấp thu

Cá rô phi đã thu hút được nhiều quan tâm trong thời gian vừa qua và là loại cá được Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) công nhận là nguồn chính cung cấp đạm thực phẩm cho con người trong thế kỷ này.

24/11/2015
Nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi tại Trà Vinh Nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi tại Trà Vinh

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đã thực hiện nhiều mô hình nuôi tôm bền vững, trong đó quy trình nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi đã thành công và hiện đang được tiếp tục nhân rộng.

10/11/2015
Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi

Đặc điểm của bệnh là do vi khuẩn Streptococcus là vi khuẩn Gram dương (trong khi đó đa số các loài vi khuẩn gây bệnh cho cá là vi khuẩn Gram âm) xâm nhập và thường gây bệnh trên cá rô phi từ 150 – 300g/con. Những ao có tỷ lệ cá chết cao là những ao ô nhiễm và giàu chất hữu cơ.

11/11/2015
Ba phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực Ba phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực

Cá rô phi là một đối tượng thủy sản có triển vọng chọn nuôi . Để có được nguồn giống có chất lượng và tăng trưởng nhanh, đảm bảo không sinh sản trong quá trình nuôi nên các chuyên gia đã nghiên cứu ra các phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực .

11/11/2015