San Phẳng Mặt Ruộng Bằng Tia Laser, Nâng Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp

Trong khuôn khổ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp, Tiền Giang hỗ trợ 3 Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Bình Nhì, Vĩnh Hựu (Gò Công Tây) và Bình Phục Nhứt (huyện Chợ Gạo) trang bị 3 máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1,5 tỉ đồng (bình quân 500 triệu đồng/máy), trong đó riêng hệ thống san phẳng đồng ruộng bằng tia laser có giá khoảng 300 triệu đồng/máy, còn lại là máy kéo có công suất từ 60 Hp trở lên/máy, trị giá khoảng 200 triệu đồng/máy (đã qua sử dụng).
Hệ thống máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser gọn nhẹ, chỉ gồm bộ phát tín hiệu laser; cụm gàu san và bộ phận thu phát tín hiệu, hệ thống thủy lực gắn trên máy kéo. Cơ chế vận hành của hệ thống này như sau: Tia laser được phát bởi bộ phát tín hiệu laser tạo thành mặt chuẩn laser cố định song song với mặt phẳng nằm ngang. Bộ nhận tín hiệu laser lắp cố định trên cụm gàu san.
Hệ thống thủy lực gồm hộp xử lý tín hiệu và xi lanh thủy lực giúp điều khiển nâng hạ gàu san. Khi vận hành, gàu san sẽ tự động nâng lên hoặc hạ xuống so với mặt chuẩn khi hệ thống làm việc trên điểm tương ứng là điểm cao hoặc điểm thấp của mặt ruộng. Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang cũng khuyến cáo, để thực hiện việc san phẳng mặt ruộng bằng tia laser thuận lợi, đồng ruộng cần phải đốt hết rơm rạ, cày xới đất, phơi khô đất trước khi san phẳng từ 2 đến 3 ngày.
Kết quả khảo sát cho thấy, san phẳng đồng ruộng bằng tia laser chi phí sản xuất bình quân giảm từ 2 đến 2,5 triệu đồng/ha/ vụ nhờ năng suất lúa tăng, tiết kiệm chi phí bơm tưới, dễ kiểm soát cỏ dại, giảm được lượng giống và nhân công, hạn chế sâu bệnh, chủ động quản lý tốt đồng ruộng trong quá trình canh tác cũng như thu hoạch...
Với chi phí san phẳng từ 3 triệu đồng đến 4,2 triệu đồng/ha tùy thực tế, sau 2 - 3 vụ sản xuất chủ ruộng hoàn lại vốn thuê máy san phẳng bằng tia laser và sau chu kỳ 3 năm (6 - 9 vụ sản xuất) mới phải san phẳng lần 2. Nhờ vậy, lợi nhuận từ trồng lúa tăng lên.
Do là cụm máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser lần đầu tiên đưa vào hoạt động trên đồng ruộng nên Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao kỹ thuật, tổ chức điểm làm trình diễn cũng như tăng cường tuyên truyền, giới thiệu để nông dân hiểu lợi ích của việc đưa kỹ thuật san phẳng đồng ruộng bằng tia laser tiên tiến vào sản xuất để tăng lợi nhuận, giảm chi phí, mang lại hiệu quả cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

1. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp Bệnh ở cá cũng như bệnh ở các động vật thuỷ sản khác xảy ra là do sự tương tác giữa vật chủ có tính mẫn cảm với bệnh, trong điều kiện môi trường không thuận lợi, cùng với sinh vật gây bệnh có sẵn trong môi trường cũng như cơ thể cá. Do vậy, động vật thuỷ sản chỉ bị bệnh khi 3 yếu tố sau đồng thời xảy ra:

Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT).

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.