Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chịu nhiều áp lực phải giảm giá

Theo nguyên nhân Tổng cục Thống kê đưa ra, nông sản Việt Nam đã chịu khá nhiều áp lực giảm giá: như giá thóc giảm tại hầu hết các tỉnh (giảm khoảng 200 - 300 đồng/kg) vì không chỉ nguồn cung trong nước dồi dào mà giá xuất khẩu lúa gạo giảm đã tạo áp lực lên giá thị trường trong nước.
Đặc biệt, Tổng cục Thống kê nêu sản phẩm cây lương thực Việt Nam đang phải cạnh tranh giá với các sản phẩm nhập khẩu như:
Ngô làm thức ăn gia súc đang bị ngô nhập khẩu từ 3 thị trường Brazil, Argentina và Ấn Độ cạnh tranh rất mạnh; thịt gia cầm nhập khẩu có giá bán thấp hơn nhiều giá gia cầm trong nước...
Ngoài ra, Tổng cục Thống kê nhận định một phần giá thịt lợn giảm là do thông tin người nuôi đã sử dụng chất tạo nạc khiến người tiêu dùng ít mua...
Bên cạnh chỉ số giá nông sản trong nước, giá xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thực phẩm, theo Tổng cục Thống kê, cũng giảm trong quý III/2015.
Một số nhóm hàng đã giảm giá khá rõ rệt so với quý trước như: thủy sản giảm 2,02%; rau quả giảm 4,8%; cà phê giảm 1,64%; gạo giảm 7,46%...
Lý do giá xuất khẩu giảm, Tổng cục Thống kê khẳng định vì nền kinh tế tại các thị trường nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam như Nhật Bản, EU, Đông Âu, Nam Mỹ tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ít đi...
Điều này khiến hầu hết các nước xuất khẩu thủy sản đều giảm giá bán, Việt Nam cũng không thể ngoại lệ.
Có thể bạn quan tâm

Sầu riêng là một trong những cây ăn trái chủ lực của cả nước và vùng Nam bộ. Những năm qua, tình trạng được mùa, rớt giá thường xuyên xảy ra, nhất là vào mùa thuận do đụng với nhiều loại trái cây khác. Vì thế, rải vụ được xem là giải pháp hiệu quả đang được ngành Nông nghiệp quan tâm triển khai.

Từ nhiều năm nay, xử lý thanh long cho ra quả vụ nghịch được coi là giải pháp hữu hiệu mang lại nguồn thu chính của nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bởi, thông thường giá bán nghịch vụ lúc nào cũng cao hơn chính vụ. Thế nhưng, vào thời điểm này, thanh long đang thu hoạch rộ thì giá bán trên thị trường sụt giảm mạnh, thấp hơn lúc chính vụ.

Anh Nguyễn Văn Sang ở Sông Bình (Bắc Bình - Bình Thuận) đã sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun Israel cho 3.000 trụ thanh long 2 năm nay cho biết: Tôi đầu tư khoảng 300 triệu đồng để bắt hệ thống tưới nhỏ giọt ISRAEL. Tuy vốn bỏ ra khá lớn nhưng bù lại chỉ cần 2 người làm là điều hành tốt việc tưới, bón phân giúp giảm áp lực vào mùa cao điểm phải kêu công lao động rất khó khăn…

Anh Trần Văn Út Lia, ở ấp 4, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy cho biết, hiện các nhà vườn đang dưỡng cây chuẩn bị xử lý ra hoa để bán dịp tết nên nhiều vườn thanh long chưa thể cho trái ngay lúc này. Mặt khác, trồng thanh long nghịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh trong khi tỷ lệ đậu trái không cao. Trước thông tin thanh long tăng giá mạnh, nhà vườn rất phấn khởi và kỳ vọng giá thanh long ổn định từ nay đến Tết Ất Mùi.

Đây là 2 mô hình được Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai theo Đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao của TP. Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội, HTX hoa, quả Xuân Mai và Hội Nông dân thị trấn Xuân Mai đã xây dựng thành công nhãn hiệu "Bưởi Chương Mỹ"; HTX Nông nghiệp xã Kim An xây dựng thành công nhãn hiệu "Cam đường Kim An".