Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường

Đây là mô hình nuôi mới được nông dân phường 12 áp dụng từ tháng 5-2015. Sau vụ thu hoạch đầu tiên, cuối tháng 9 vừa qua cho thấy mô hình nuôi tôm này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, chủ đùng tôm ở địa chỉ 1708 đường 30-4, phường 12, TP.
Vũng Tàu, nuôi tôm theo mô hình chế phẩm sinh học vi sinh theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư TP. Vũng Tàu, vụ đầu tiên ông thu được hơn 1 tấn tôm/1ha loại 30-35con/kg, giá mỗi ký được các thương lái thu mua tại đùng là 220.000 đồng/kg.
Trừ tiền giống và các chi phí ra, ông thu lãi khoảng 100 triệu đồng/vụ.
Ông Sơn cho biết, mô hình nuôi tôm sú theo công nghệ chế phẩm sinh học là trước khi nuôi phải cải tạo ao đầm.
Sau đó, sử dụng chế phẩm sinh học để tạo môi trường sạch, làm tiền đề để tôm nuôi khỏe, hay ăn, chóng lớn, tăng sức đề kháng; môi trường không bị phá hoại, có thể khai thác lâu dài, giảm chi phí (do tiết kiệm được nước), hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh.
Với công nghệ này, tôm khỏe hơn; chất lượng tôm ngon hơn; sản lượng tăng 20% so với mô hình nuôi tôm thông thường.
Có thể bạn quan tâm

Hai tàu cá vỏ thép vừa được được hạ thủy vào ngày 20.5.2015, sau 2 phiên biển, 2 tàu đã bội thu lớn và có nhiều ưu điểm vượt trội so với tàu vỏ gỗ và 2 tàu vỏ thép Sang fish 01, Hoàng Anh 01 được hạ thủy cách đây 1 năm.

Người nuôi tôm tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đang điêu đứng trước cảnh tôm thẻ chân trắng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi bỗng dưng chết hàng loạt. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên phần lớn các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bị khô hạn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, riêng huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp đã có trên 2.300 ha không tiến hành thả giống đúng thời vụ do thiếu nước.

Đến thời điểm này, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã thả giống 464 ha tôm thâm canh, 1.635 ha cá nước ngọt, 108 ha ngao và tập trung vào chăm sóc, quản lý ao nuôi. Từ tháng 5 đến nay, thời tiết ban ngày nắng nóng, ban đêm có mưa, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ trong môi trường ao nuôi, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của các đối tượng nuôi.

Là địa phương có đường bờ biển dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong những năm qua, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã phát huy lợi thế này, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương.