Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường

Đây là mô hình nuôi mới được nông dân phường 12 áp dụng từ tháng 5-2015. Sau vụ thu hoạch đầu tiên, cuối tháng 9 vừa qua cho thấy mô hình nuôi tôm này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, chủ đùng tôm ở địa chỉ 1708 đường 30-4, phường 12, TP.
Vũng Tàu, nuôi tôm theo mô hình chế phẩm sinh học vi sinh theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư TP. Vũng Tàu, vụ đầu tiên ông thu được hơn 1 tấn tôm/1ha loại 30-35con/kg, giá mỗi ký được các thương lái thu mua tại đùng là 220.000 đồng/kg.
Trừ tiền giống và các chi phí ra, ông thu lãi khoảng 100 triệu đồng/vụ.
Ông Sơn cho biết, mô hình nuôi tôm sú theo công nghệ chế phẩm sinh học là trước khi nuôi phải cải tạo ao đầm.
Sau đó, sử dụng chế phẩm sinh học để tạo môi trường sạch, làm tiền đề để tôm nuôi khỏe, hay ăn, chóng lớn, tăng sức đề kháng; môi trường không bị phá hoại, có thể khai thác lâu dài, giảm chi phí (do tiết kiệm được nước), hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh.
Với công nghệ này, tôm khỏe hơn; chất lượng tôm ngon hơn; sản lượng tăng 20% so với mô hình nuôi tôm thông thường.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày, 11-9, trong buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định sẽ cùng với tỉnh tháo gỡ khó khăn cho ngư dân nuôi ngao trên địa bàn do bị chết hàng loạt trong thời gian qua.

“Giống tiêu này sống khỏe, phát triển nhanh”, đó là ý kiến của các hộ trồng tiêu ghép Amazon trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những kết quả kiểm nghiệm thực tế về loại tiêu này từ phía cơ quan chức năng.

Thời gian gần đây, ngoài việc đối mặt với thời tiết, dịch bệnh, bà con nông dân ĐBSCL còn lo ngại trước tình trạng vật tư nông nghiệp kém chất lượng, bị làm giả, nhất là sản phẩm phân bón.

Việt Nam hiện đứng thứ sáu trên thế giới, thứ hai ở châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên ngành hàng này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn gốc nguyên liệu, nhân công… khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, từ những năm 90 đến nay, Liên bang Nga vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm như thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, rau, quả, hạt điều, gạo…