Sản lượng tôm nuôi thế giới sẽ giảm 9% trong năm 2015

Epicore là hãng sản xuất lớn của Mỹ chuyên về các sản phẩm công nghệ sinh học và thức ăn nuôi tôm, đã có mặt ở 25 quốc gia và chiếm 80% sản lượng toàn cầu.
“Số liệu của chúng tôi về sản lượng tôm nuôi dựa theo số liệu ở những quốc gia mà chúng tôi có mặt, chiếm 80% tổng sản lượng toàn cầu.
Đây là những số liệu mang tính chất đại diện, nhưng gần chính xác”, ông Garcia cho biết.
Sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 2015 dự báo đạt 2,81 triệu tấn, giảm khoảng 9% so với 3,09 triệu tấn năm 2015.
Sản lượng sẽ giảm nhiều ở Trung Quốc, dự kiến giảm khoảng 138.000 tấn so với năm 2014, xuống 782.000 tấn năm 2015.
Sản lượng của Việt Nam sẽ đạt 320.000 tấn, giảm khoảng 120.000 tấn so với năm ngoái, còn của Thái Lan sẽ đạt 275.000 tấn, tăng 55.000 tấn so với năm ngoái.
Sản lượng tôm của Indonesia dự báo sẽ đạt 427.000 tấn, giảm 23.000 tấn so với năm 2014.
Tại Ấn Độ, nơi có “rất nhiều vấn đề” trong năm nay, sản lượng sẽ giảm khoảng 80.000 tấn xuống 280.000 tấn.
Ở những quốc gia khác, sản lượng của Ecuador sẽ tăng nhưng “ít hơn so với mức tăng của những năm trước”.
Dự báo Ecuador sẽ sản xuất 321.000 tấn trong năm 2015, tăng 44.000 tấn so với năm trước.
Sản lượng của Mexico sẽ tăng 7.000 tấn lên 75.000 tấn, trong khi của Honduras và Nicaragua sẽ chỉ giảm nhẹ, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tôm chết sớm (EMS).
Theo ông Garcia, sản lượng tôm thế giới sụt giảm trong năm nay là bởi giá giảm suốt từ giữa năm 2014 đến nay, với mức giảm khá lớn.
Tại Mỹ, giá tôm bóc vỏ mua vào hiện chỉ khoảng 4,10 USD (3,76 EUR)/lb với loại 26-30 con, 8,60 USD (7,88 EUR)/lb với loại 8-12 con (đóng túi).
Tôm thẻ chân trắng xuất xứ châu Á (bóc vỏ, bỏ đầu), giao tại kho Bờ Tây hoặc Đông nước Mỹ giá chỉ 3,30 USD (3,03 EUR)/lb với loại 41-50 con, và 7,8 USD (7,15 EUR)/lb cho loại dưới 15 con.
“Thành thật mà mói, không ai đoán trước được rằng giá tôm sẽ giảm nhiều và kéo dài như vậy”, ông Garcia cho biết, và thêm rằng nguyên nhân liên quan tới sự hồi phục mạnh sản xuất trong năm 2014 (tăng 6% so với năm trước) sau khi dịch bệnh EMS gây tổn thất lớn cho sản lượng tôm Đông Nam Á, và nhu cầu suy yếu.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, cam sành đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ nên sản lượng cam sành giảm mạnh, trong khi đó thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu giải khát tăng cao đã khiến cho giá cam sành trong những ngày qua tăng mạnh.

Do dịch cúm gia cầm bùng phát ở một số bang của Mỹ nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công văn tạm ngưng nhập khẩu thịt gà đông lạnh từ Mỹ. Các siêu thị thừa nhận lâu nay vẫn bán thịt gà của Mỹ và sẽ tìm nguồn thay thế từ trong nước.

Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2015 (Vietnam Foodexpo 2015) diễn ra từ ngày 13 - 16/5 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh, là triển lãm có quy mô lớn nhất về ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam.

Tại hội nghị thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam diễn ra ngày 8/5, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, năm 2015 được dự báo là tình hình dịch bệnh trên cây tiêu sẽ có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt là ở những vùng trồng tiêu mới chưa nắm vững kỹ thuật hoặc chuyên canh.

Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á - Bộ Công Thương cho biết, trong những tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) gạo sang châu Phi đã tăng trưởng vượt bậc. Nếu tốc độ này được duy trì, khả năng xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi mạnh trong năm 2015.