Sản lượng tôm nuôi khó đạt kế hoạch

Đến thời điểm này, diện tích thả nuôi tôm công nghiệp của tỉnh Kiên Giang mới đạt 50% kế hoạch nên không thể kéo sản lượng tăng lên
Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tính đến đầu tháng 9, toàn tỉnh đã thả nuôi được 98.410 ha tôm tôm nước lợ, vượt kế hoạch hơn 9% và tăng gần 10% so với cùng kỳ.
Trong đó, nuôi theo hình thức công nghiệp là 1.502 ha, còn lại là quảng canh cải tiến và tôm lúa. Sản lượng thu hoạch đạt trên 33.000 tấn.
“Diện tích thả nuôi tôm tăng chủ yếu là nuôi quảng canh, năng suất thấp; trong khi đó tôm nuôi công nghiệp, sản lượng gấp hàng trăm lần, nhưng đến thời điểm này mới đạt 50% kế hoạch thả nuôi nên không thể kéo sản lượng tăng nên. Nguyên nhân là do năm nay giá tôm thương phẩm thấp, rủi ro dịch bệnh nhiều nên người nuôi tôm công nghiệp ngại đầu tư thả giống. Còn vụ tôm lúa thì đã kết thúc từ cuối tháng 8. Với tình hình này thì sản lượng tôm nuôi của tỉnh khó về đích”, ông Thao cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi Philippines hủy thầu mua 500 ngàn tấn gạo (đợt đấu thầu ngày 27/8) do giá bỏ thầu cao hơn so với giá trần, những tưởng giá lúa gạo ở Việt Nam sẽ giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, giá lúa gạo ở nước ta không những không giảm mà vẫn vững ở mức cao.

Trước tình hình bệnh đốm nâu đang gây hại cây thanh long trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát vừa ra quyết định thành lập Tổ chỉ đạo phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long, do ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV làm Tổ trưởng.

Mồng tơi có thể trồng quanh năm, tốt nhất là từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau. Cây có thể sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3.000m trong vùng ôn đới. Nhưng trong điều kiện ngày dài trên 13 giờ, mồng tơi sẽ không ra hoa.

Việc chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh của cơ quan chức năng chuyên môn là rất quan trọng. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở, chủ hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm; khi nhận thấy gia cầm có những biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương …

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2012-2014, để khuyến khích và hỗ trợ người dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển sản xuất nông nghiệp, địa phương đã thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí cho 37 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, với tổng số tiền là hơn 2,5 tỷ đồng.