Sản lượng tôm nuôi khó đạt kế hoạch

Đến thời điểm này, diện tích thả nuôi tôm công nghiệp của tỉnh Kiên Giang mới đạt 50% kế hoạch nên không thể kéo sản lượng tăng lên
Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tính đến đầu tháng 9, toàn tỉnh đã thả nuôi được 98.410 ha tôm tôm nước lợ, vượt kế hoạch hơn 9% và tăng gần 10% so với cùng kỳ.
Trong đó, nuôi theo hình thức công nghiệp là 1.502 ha, còn lại là quảng canh cải tiến và tôm lúa. Sản lượng thu hoạch đạt trên 33.000 tấn.
“Diện tích thả nuôi tôm tăng chủ yếu là nuôi quảng canh, năng suất thấp; trong khi đó tôm nuôi công nghiệp, sản lượng gấp hàng trăm lần, nhưng đến thời điểm này mới đạt 50% kế hoạch thả nuôi nên không thể kéo sản lượng tăng nên. Nguyên nhân là do năm nay giá tôm thương phẩm thấp, rủi ro dịch bệnh nhiều nên người nuôi tôm công nghiệp ngại đầu tư thả giống. Còn vụ tôm lúa thì đã kết thúc từ cuối tháng 8. Với tình hình này thì sản lượng tôm nuôi của tỉnh khó về đích”, ông Thao cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Triển khai từ năm 2016, mô hình trồng giống dâu lai mới và nuôi tằm tập trung khẳng định hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ kén đạt gần 200 triệu đồng/ha dâu.

“Được cấy lúa” thì hầu như người nào cũng biết. “Được cấy lúa” là tên do nhiều người dân địa phương gọi anh nông dân Đỗ Văn Được

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi hơn 6 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng kiệu, khoai lang...mà gia đình bà Trương Thị Bích Chi có lãi hơn 1tỷ đồng/năm

Nhờ nuôi theo hình thức kiểu “cuốn chiếu”, mỗi tháng trại nuôi chim trĩ của anh Nguyễn Bảo Ngọc sau khi trừ chi phí “bỏ túi” 50 - 60 triệu đồng.

Để gầy dựng được đàn cá cảnh, lão nông Nguyễn Tấn Phong (ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) phải ngày đêm canh con nước đục hay trong.