Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Trồng Và Khai Thác Đạt 190.951 Tấn

Theo UBND tỉnh, tình hình nuôi trồng thủy sản trong tháng 9 tương đối ổn định, khai thác biển thuận lợi. Giá bán các loài thủy sản nuôi ổn định: giá cá điêu hồng thương phẩm tăng nhẹ, người nuôi có lãi nhưng giá cá tra tiếp tục ở mức thấp làm cho người nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi được 15.620 ha thủy sản các loại (tăng 7,5% so cùng kỳ), trong đó diện tích nuôi tôm là 2.370 ha (tăng 3,7%) do người nuôi đã chuyển nuôi từ tôm sú sang tôm thẻ do có thời gian sinh trưởng ngắn và ít dịch bệnh hơn.
Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt 190.951 tấn, tăng 3,4 % so với cùng kỳ, do thời tiết thuận lợi và hình thức nuôi thâm canh và nuôi lồng bè phát triển, riêng hình thức nuôi nhỏ lẻ trong hộ dân có xu hướng giảm.
Có thể bạn quan tâm

Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Lo ngại thịt heo chứa chất cấm nên người dân chuyển hướng tiêu dùng khiến sức tiêu thụ các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là cá da trơn đang tăng rất mạnh.

Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay các nhà máy đang gặp rất nhiều khó khăn, phải “ôm” hàng trăm ngàn tấn đường vì thị trường tiêu thụ ế ẩm…

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh Ninh Thuận… Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).

Nhiều hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đang có nguồn thu nhập 70- 80 triệu đồng/ha từ vụ màu, chủ yếu trồng dưa hoàng kim, dưa hấu, bí xanh… xen canh trên đất lúa.