Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Nguyên Đạt 7.778 Tấn

Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 4.881ha, bao gồm diện tích ao gia đình, hồ chứa nhỏ, 1.500 ha hồ Núi Cốc, diện tích ruộng trũng.
Trong năm, toàn tỉnh đã sản xuất được 500 triệu con cá giống; 50 triệu con cá bột, trong đó cá rô phi đơn tính là 7 triệu con. Nguồn giống thủy sản được sản xuất tại 2 trại thuộc Trung tâm Thủy sản và Xí nghiệp Thủy sản Hồ Núi Cốc, Trung tâm thủy sản Trường Đại học Nông lâm và các cơ sở, hộ gia đình sản xuất và dịch vụ giống thủy sản. Nguồn giống này đã đáp ứng khoảng 85% nhu cầu cá giống trên địa bàn tỉnh. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi bán thâm canh với các giống như cá rô phi, cá chim trắng, cá trôi Trường Giang, cá trắm đen.
Năm 2014, sản lượng nuôi trồng thủy sản là 7.778 tấn, đạt 103,7% kế hoạch, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng là 7.620 tấn, khai thác 158 tấn. Song song với đó, các mô hình trình diễn khuyến ngư như mô hình nuôi cá Diêu hồng trong lồng; mô hình nuôi cá thâm canh trong ao sử dụng chế phẩm sinh học; mô hình nuôi cá ở hồ chứa nhỏ và Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng được triển khai.
Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…
Có thể bạn quan tâm

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo khởi động dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau.

Heo, gà, vịt, cá tra… kéo nhau rớt giá, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến hàng loạt hộ chăn nuôi ở ĐBSCL rơi vào cảnh lao đao. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, do đó “cứu” ngành chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua

Thời điểm này ở Quảng Ninh, tại khu vực bãi triều thôn Nam, mặc dù đang vào chính vụ thu hoạch nghêu nhưng đến đây chúng tôi thấy chỉ có lác đác một số hộ thu với số lượng nhỏ để bán lẻ tại các chợ, một số hộ khác đang nhặt ngao chết, nghêu quá lứa để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt.