Sản Lượng Nước Mắm Đạt Thấp

Từ đầu năm đến nay tại TP Quy Nhơn (Bình Định), sản lượng nước mắm chế biến chỉ được 105.000 lít, bằng 28% so với cùng kỳ năm 2013.
Từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ ngư dân làm nghề chế biến hải sản của TP. Quy Nhơn (Bình Định) với các mặt hàng như nước mắm, mực khô, cá khô ... đều trong cảnh sản xuất cầm chừng, nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu và giá đầu vào tăng.
Bên cạnh đó, khó khăn của nghề chế biến hải sản hiện nay vẫn là mặt bằng sản xuất, nhất là mặt bằng để chế biến nước mắm, phơi hải sản khô. Đa số các cơ sở làm nước mắm nằm trong khu dân cư nên thường bị khiếu kiện ô nhiễm môi trường và vì thế không thể mở rộng quy mô phát triển sản xuất.
Do vậy, từ đầu năm đến nay, sản lượng nước mắm chế biến chỉ được 105.000 lít, bằng 28% so với cùng kỳ năm 2013.
Riêng mặt hàng cá khô, mực khô sản xuất được 148,2 tấn, đạt 118,7% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra, các hộ làm nghề chế biến hải sản của thành phố còn chế biến được 2.080 tấn cá trụng và 156,5 tấn chả cá.
Có thể bạn quan tâm

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập khẩu thuốc thú y. Tuy nhiên, ở khâu phân phối nhiều cửa hàng thuốc thú y không làm tốt khâu bảo quản đã làm ảnh hưởng đến chất lượng; trong khi đó, một số cửa hàng bán nhiều loại thuốc khác nhau nên các cơ quan chức năng khó kiểm soát.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở ngành và địa phương thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020.

Các hộ tham gia được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên không có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh.

Gom cá giống đưa đi các tỉnh xa có nhiều rủi ro nhưng với ai thạo nghề vẫn có lãi. Đó là chia sẻ của những người làm nghề thu mua cá giống tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Nhờ "đội quân" này mà các ao nuôi ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc có đủ nguồn giống để sản xuất.

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.