Sản Lượng Nước Mắm Đạt Thấp

Từ đầu năm đến nay tại TP Quy Nhơn (Bình Định), sản lượng nước mắm chế biến chỉ được 105.000 lít, bằng 28% so với cùng kỳ năm 2013.
Từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ ngư dân làm nghề chế biến hải sản của TP. Quy Nhơn (Bình Định) với các mặt hàng như nước mắm, mực khô, cá khô ... đều trong cảnh sản xuất cầm chừng, nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu và giá đầu vào tăng.
Bên cạnh đó, khó khăn của nghề chế biến hải sản hiện nay vẫn là mặt bằng sản xuất, nhất là mặt bằng để chế biến nước mắm, phơi hải sản khô. Đa số các cơ sở làm nước mắm nằm trong khu dân cư nên thường bị khiếu kiện ô nhiễm môi trường và vì thế không thể mở rộng quy mô phát triển sản xuất.
Do vậy, từ đầu năm đến nay, sản lượng nước mắm chế biến chỉ được 105.000 lít, bằng 28% so với cùng kỳ năm 2013.
Riêng mặt hàng cá khô, mực khô sản xuất được 148,2 tấn, đạt 118,7% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra, các hộ làm nghề chế biến hải sản của thành phố còn chế biến được 2.080 tấn cá trụng và 156,5 tấn chả cá.
Có thể bạn quan tâm

Cứ thứ 7 hàng tuần, người dân ở các thôn, bản thuộc xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang lại tấp nập dắt trâu, bò ra bãi đất trống bên dòng sông Phó Đáy hiền hòa để trao đổi, buôn bán. Vì thế mà người dân gọi đây là chợ trâu Hùng Lợi. Hàng hóa ở đây chẳng có gì khác ngoài những chú trâu, bò lừng lững. Chợ bắt đầu họp từ lúc trời tờ mờ sáng cho đến trưa mới tan, có những phiên số lượng trâu, bò mang ra bán lên đến vài chục con. Không ai biết chính xác chợ trâu được hình thành từ khi nào nhưng giờ đây chợ trâu xã Hùng Lợi đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của một xã thuần nông miền núi.

Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá, chủ yếu do thiếu ôxy. Trong ao nuôi, ôxy có được là do sự khuếch tán từ không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước, …Ôxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao

Năm nay, người dân trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hết sức phấn khởi, bởi vừa kết thúc việc thu hoạch cà phê chè catimor thì họ lại bắt tay vào thu hoạch cà phê mít. Và năm nay được xem là một năm bội thu đối với loại cây trồng này.

Người trồng dứa ở vùng nguyên liệu Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang ngao ngán với phương án thu mua của nhà máy chế biến dứa xuất khẩu thuộc Công ty cổ phần Thực phẩm Nghệ An (Nafoods).

Thời gian gần đây, tại một số địa phương ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè... có hiện tượng nông dân đua nhau chạy theo phong trào trồng mít Thái siêu sớm, trồng xoài Đài Loan, đào ao trên đất trồng lúa để ương dưỡng cá tra giống