Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Vụ Cá Bắc Đạt 42.250 Tấn

Vụ cá Bắc vừa qua (từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 3 năm 2014), ngư dân tỉnh Thanh Hoá đã kiên trì bám biển dài ngày để khai thác hải sản.
Do vậy, sản lượng khai thác trong vụ cá Bắc ước đạt 42.250 tấn, trong đó khai thác biển đạt 40.600 tấn, khai thác nội địa 1.650 tấn. Một số nghề khai thác có hiệu quả, như: nghề lưới vây sâu rút chì, nghề câu vàng, lưới chụp mực... ở các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Trong vụ khai thác này, ngư dân trong tỉnh đã đầu tư đóng mới 23 tàu, nâng tổng số tàu cá của cả tỉnh lên 7.228 chiếc với tổng công suất 379.602 CV, tăng 20.545 CV so với vụ cá Nam năm trước.
Trong vụ cá Bắc này, UBND tỉnh đã hỗ trợ nhiên liệu cho 2 chuyến khai thác vùng biển xa với số tiền 100 triệu đồng và hỗ trợ cho 8 tàu gặp rủi ro do thiên tai gây ra với số tiền 284 triệu đồng. Những chính sách hỗ trợ trên đã khuyến khích, động viên ngư dân đẩy mạnh hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển.
Có thể bạn quan tâm

Với 3 mô hình VAC tiêu biểu cho từng vùng sinh thái như cải tạo vườn tạp và phát triển VAC miền núi; VAC hàng hoá ở các địa phương có nhiều cây ăn quả đặc sản; tiêu thụ sản phẩm ở những nơi cây ăn quả được trồng tập trung và thu nhập từ vườn là chính, dự án đã mang lại sức sống mới cho nhiều vùng đất khô cằn. Đã có 30 tỉnh - thành Hội với trên 1.000 hộ hội viên và nông dân được tham gia và hưởng lợi từ dự án.

Hiện nay, nông dân vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân 2013-2014. Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Lúa ÐBSCL, mực nước lũ năm 2013 không cao, tình trạng ngập lụt xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng các đợt triều cường.

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…

Hữu Lũng là huyện miền núi, đồi rừng chiếm tới 3/4 diện tích canh tác nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho nghề nuôi ong rất lớn. Tuy nhiên, trước đây tiềm năng đó chưa được bà con khai thác hiệu quả.

Do giá cà-phê giảm mạnh, giá nhân công tăng cao nên nhiều gia đình ở xã Trường Xuân, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông không thuê người thu hái để cà-phê chín trên cây.