Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Vụ Cá Bắc Đạt 42.250 Tấn

Vụ cá Bắc vừa qua (từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 3 năm 2014), ngư dân tỉnh Thanh Hoá đã kiên trì bám biển dài ngày để khai thác hải sản.
Do vậy, sản lượng khai thác trong vụ cá Bắc ước đạt 42.250 tấn, trong đó khai thác biển đạt 40.600 tấn, khai thác nội địa 1.650 tấn. Một số nghề khai thác có hiệu quả, như: nghề lưới vây sâu rút chì, nghề câu vàng, lưới chụp mực... ở các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Trong vụ khai thác này, ngư dân trong tỉnh đã đầu tư đóng mới 23 tàu, nâng tổng số tàu cá của cả tỉnh lên 7.228 chiếc với tổng công suất 379.602 CV, tăng 20.545 CV so với vụ cá Nam năm trước.
Trong vụ cá Bắc này, UBND tỉnh đã hỗ trợ nhiên liệu cho 2 chuyến khai thác vùng biển xa với số tiền 100 triệu đồng và hỗ trợ cho 8 tàu gặp rủi ro do thiên tai gây ra với số tiền 284 triệu đồng. Những chính sách hỗ trợ trên đã khuyến khích, động viên ngư dân đẩy mạnh hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển.
Có thể bạn quan tâm

Phần lớn diện tích lúa hè thu ở Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đang ở giai đoạn từ 40-45 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ.

Những lý do làm cho nông dân nghèo, giá nông sản thấp và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp yếu có thể kể: không có ai giúp nông dân đi bán hàng, không có nhiều công ty nông nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp và không có ai bày cho nông dân biết chuyện làm ăn…

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, BR-VT có gần 8.000ha cây ăn trái, riêng diện tích trồng trái cây mùa hè có trên 2.000ha. Năm nay, người tiêu dùng e ngại các loại trái cây nhập khẩu giá rẻ đã tạo cơ hội cho trái cây của tỉnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường.

Do điều kiện thời tiết bất lợi, bệnh đốm trắng ở tôm đang bùng phát và gây thiệt hại nặng cho nhiều hộ nuôi ở 3 xã bãi ngang của huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Ông Nguyễn Văn Sơn, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, thừa nhận có tình trạng nông sản Đà Lạt, đặc biệt là khoai tây, đang bị giả mạo ngay trên đất Đà Lạt. “Chúng tôi thừa biết mánh của tiểu thương tại Đà Lạt khi đưa khoai thẳng từ Trung Quốc đến Đà Lạt chủ yếu để thay đổi xuất xứ và phủ đất đỏ trước khi chuyển đi các tỉnh khác” - ông Sơn nói.