Sản Lượng Điều Trong Nước Chỉ Đáp Ứng 50% Nhu Cầu Sản Xuất

Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam đạt 130.000 tấn, trị giá gần 830 triệu USD, dự báo xuất khẩu hạt điều và các mặt hàng dầu vỏ hạt điều cùng sản phẩm chế biến sâu trong năm nay sẽ đạt từ 2 - 2,2 tỷ USD. Hiện Việt Nam có khoảng 300 DN xuất khẩu sản phẩm hạt điều đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam cho biết, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điều lớn thứ nhất thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển ngành điều chưa bền vững.
Lý do là hiện nay, diện tích điều còn thấp, năng suất chưa cao, nhiều vùng điều già cỗi cần được cải tạo, thu nhập của người trồng điều thấp do sản lượng chưa ổn định. Sản lượng điều trong nước mới đáp ứng 50% công suất chế biến, còn lại phải nhập khẩu.
Về hoạt động chế biến xuất khẩu, mặc dù có nhiều cải tiến, lực lượng lao động lành nghề, nhưng thực tế, các DN mới chủ yếu chế biến thô, giá trị gia tăng thấp, số lượng DN chế biến nhiều nhưng quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho DN; ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu tốt hơn nữa như giảm lãi suất cho vay và những điều kiện cho vay đối với DN điều để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ DN ngành điều đầu tư phát triển chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng.
Có thể bạn quan tâm

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

“Sở dĩ tôi đầu tư nuôi ếch trong bể lót bạt trên mặt đất mà không nuôi dưới ao hồ là vì ngoài việc tận dụng được diện tích đất trống, nuôi trong bể lót bạt còn thuận lợi hơn nhiều so với nuôi ao trong khâu vệ sinh và xử lý nguồn nước nên tỉ lệ hao hụt ít hơn”. Anh Trần Minh Hải (ngụ ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.

Đây là tín hiệu vui đối với người nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước, nhất là những hộ nuôi tôm công nghiệp đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Với giá tôm nguyên liệu như hiện nay, hầu hết người nuôi đều có lãi. Tiếp đà thắng lợi, bà con nông dân đang mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, trong đó tỷ lệ ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 90%.