Sản Lượng Đánh Bắt, Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Khá

Sản lượng đánh bắt thủy sản toàn tỉnh tháng 10/2014 ước đạt 22.529 tấn, lũy kế 10 tháng đạt 172.579 tấn hải sản các loại, đạt 92% kế hoạch năm, tăng 6,1% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá tăng 3,2%, tôm tăng 6,6%, hải sản khác tăng 20,5%. Địa phương có sản lượng khai thác tăng nhiều nhất là Tuy Phong (tăng 4.470 tấn), Phan Thiết (tăng 4.381 tấn), La Gi (tăng 1.151 tấn).
Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch trong tháng 10/2014 ước đạt 1.198 tấn; lũy kế 10 tháng đạt 12.428 tấn, tăng 12,4% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng thủy sản nuôi nước mặn, lợ đạt 8.732 tấn, tăng 17,6%; sản lượng thủy sản nuôi nước ngọt 3.696 tấn, tăng 1,6%. Riêng sản xuất tôm giống có sản lượng tăng rất cao, ước 10 tháng thu hoạch và tiêu thụ 22,715 tỷ post, tăng 70,9% so cùng kỳ.
Cùng với khai thác và nuôi trồng, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng được chú trọng chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các ngành, đơn vị chức năng đã và đang tập trung kiểm tra tàu thuyền hành nghề giã cào bay sai tuyến, dùng chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại và sử dụng lưới mắt nhỏ để đánh bắt hải sản. Từ đầu năm đến nay đã kiểm tra xử lý 478 vụ, phạt và thu nộp ngân sách nhà nước trên 2,05 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đây là Quyết định mới được UBND tỉnh phê duyệt ngày 20-8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ này là gần 90 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học năm 2013của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến 2020, tổng sản lượng thủy sản khoảng 7 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thủy sản khoảng 11 tỷ USD. Đến 2030, các con số này tăng lên khoảng 9 triệu tấn và 20 tỷ USD.

Trong 3 năm 2011 - 2013, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Nghệ An đã thực hiện thành công mô hình nuôi cua biển thương phẩm trên diện tích 2,5 ha. Mô hình nuôi theo hình thức thâm canh trong thời gian 5 tháng tại các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và thành phố Vinh.

Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Khi trang trại quy mô lớn mất dần ưu thế về hiệu quả, người dân xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) mạnh dạn chuyển hướng phát triển kinh tế nông hộ theo kiểu trang trại gia đình quy mô nhỏ, với hiệu quả mang lại từ việc khai thác tối đa tiềm năng tại chỗ, phát triển đàn vật nuôi quy mô vừa.