Sản Lượng Cá Tra Thương Phẩm Thu Hoạch Trong Tháng 2 Ước Đạt Trên 27.800 Tấn

Hiện diện tích thả nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp là 988ha. Sản lượng cá tra thương phẩm thu hoạch trong tháng 2 ước đạt trên 27.800 tấn, bằng 100,60% so với cùng kỳ năm trước.
Sau Tết Nguyên đán, các nhà máy chế biến hoạt động bình thường trở lại, nên tình hình thu mua cá tra nguyên liệu của các nhà máy và tiến độ thu hoạch tăng lên. Hiện tại, các nhà máy thu mua cá với giá vào khoảng 22.000 - 23.500 đồng/kg đối với cá thịt trắng loại 0,7 - 0,8kg/con.
Ngoài ra, đối với tôm càng xanh, diện tích thả nuôi từ đầu năm đến nay đạt khoảng 40ha, đạt 4,04% kế hoạch năm với số lượng giống thả nuôi trên 5.700 con. Hiện nay nguồn cung tôm thịt không còn nhiều và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Đối với các loài thủy sản nuôi khác như cá lóc, điêu hồng, do nhu cầu nguồn thực phẩm trong các ngày Tết tăng nên sản lượng thu hoạch và giá các mặt đều tăng. Tuy giá tăng nhưng do lượng tiêu thụ không lớn nên không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng.
Tình hình bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhỏ lẻ ở một số nơi, các bệnh thường gặp như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng trên cá tra giống, cá tra thương phẩm và cá điêu hồng. Hầu hết dịch bệnh xuất hiện ở mức độ nhẹ và đều khống chế được.
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày qua, giá khoai lang tím Nhật ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… lên cơn “sốt”. Hiện thương lái tìm mua khoai lang tím Nhật với giá 800.000 - 850.000 đồng/tạ (tính 60kg/tạ), tăng gấp nhiều lần so với thời điểm quý 2-2015 giá chỉ 100.000 - 150.000 đồng/tạ.

Các địa phương ở Hải Phòng hiện cơ bản thu hoạch xong lúa mùa với năng suất trung bình 57,2 tạ/ha, cao hơn mùa trước chút ít (56,8 tạ/ha), sau bao nỗi lo về điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, biến động thất thường trong suốt quá trình canh tác.

Vụ thu hoạch mía đang tới gần. Trước diễn biến thời tiết khô hạn như năm nay, nhiều hộ dân trồng mía tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai cầm chắc nguy cơ mía tụt giảm năng suất…

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường.

UBND tỉnh Bình Dương vừa cho biết, qua 3 năm thực hiện Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2016 (Quyết định số 45).