Sản Lượng Cá Tra Thương Phẩm Thu Hoạch Trong Tháng 2 Ước Đạt Trên 27.800 Tấn

Hiện diện tích thả nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp là 988ha. Sản lượng cá tra thương phẩm thu hoạch trong tháng 2 ước đạt trên 27.800 tấn, bằng 100,60% so với cùng kỳ năm trước.
Sau Tết Nguyên đán, các nhà máy chế biến hoạt động bình thường trở lại, nên tình hình thu mua cá tra nguyên liệu của các nhà máy và tiến độ thu hoạch tăng lên. Hiện tại, các nhà máy thu mua cá với giá vào khoảng 22.000 - 23.500 đồng/kg đối với cá thịt trắng loại 0,7 - 0,8kg/con.
Ngoài ra, đối với tôm càng xanh, diện tích thả nuôi từ đầu năm đến nay đạt khoảng 40ha, đạt 4,04% kế hoạch năm với số lượng giống thả nuôi trên 5.700 con. Hiện nay nguồn cung tôm thịt không còn nhiều và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Đối với các loài thủy sản nuôi khác như cá lóc, điêu hồng, do nhu cầu nguồn thực phẩm trong các ngày Tết tăng nên sản lượng thu hoạch và giá các mặt đều tăng. Tuy giá tăng nhưng do lượng tiêu thụ không lớn nên không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng.
Tình hình bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhỏ lẻ ở một số nơi, các bệnh thường gặp như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng trên cá tra giống, cá tra thương phẩm và cá điêu hồng. Hầu hết dịch bệnh xuất hiện ở mức độ nhẹ và đều khống chế được.
Có thể bạn quan tâm

Phan Thanh là xã vùng cao của huyện Ngyên Bình, 7/11 xóm chưa có điện sinh hoạt, 7 xóm chưa có đường ô tô, 6 xóm chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Để khắc phục khó khăn, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ứng trước hơn 1,6 tỷ đồng tiền giống, phân bón để triển khai trên 160 ha lạc giống L14 vụ hè thu tại 6 xã: Hạ Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Sỹ Hai (Hà Quảng); Thái Học, Triệu Nguyên (Nguyên Bình).

Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn 3, xã Tâm Thắng (Chư Jút) nhờ nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn của ngành nông nghiệp tổ chức mà đã nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích.

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Tủa Chùa thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước tăng bình quân từ 3 - 5%/năm.

Nhận định ấy không phải là không có cơ sở, bởi cùng sống trong một môi trường, hoàn cảnh, điểm xuất phát như nhau; nhưng những người dân chăm lao động, không trông chờ ỷ lại vào chính sách của Nhà nước thì cuộc sống đã khá giả...