Sản Lượng Cá Nước Lạnh Đạt Hơn 200 Tấn

Dự kiến, năm 2014, sản lượng cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi) của huyện Sa Pa (Lào Cai) sẽ đạt hơn 200 tấn.
Theo Phòng Kinh tế huyện Sa Pa, hiện trên địa bàn huyện có 24 cơ sở nuôi cá nước lạnh ở 5 xã (Bản Khoang, Tả Giàng Phìn, Tả Phìn, Sa Pả và Tả Van) với tổng diện tích mặt nước là 24.595 m2.
Từ đầu năm đến nay, sản lượng cá nước lạnh toàn huyện đạt 195 tấn, bên cạnh đó, lượng cá đến kỳ thu hoạch ở các cơ sở vẫn còn khoảng 20 tấn. Như vậy, ước tính tổng sản lượng cá nước lạnh cả năm sẽ đạt hơn 200 tấn.
Qua khảo sát ở các cơ sở nuôi cá nước lạnh, năm nay cá hồi, cá tầm thương phẩm tiêu thụ rất nhanh, nhất là từ khi đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động, nhiều nhà hàng ở các tỉnh miền xuôi đã mang phương tiện lên tận Sa Pa mua cá; một số cơ sở nuôi cá ở Sa Pa nhận được đơn đặt hàng của các đầu mối tiêu thụ tại Hà Nội nhưng không có cá bán. Hiện, giá cá hồi bình quân đạt trung bình từ 300.000 - 320.000 đồng/kg còn cá tầm là 250.000 đồng/kg.
Năm 2014, sản lượng cá nước lạnh ở Sa Pa cao hơn năm 2013 gần 20% và giá bán cũng tăng, tuy nhiên, nhiều cơ sở nuôi cá vẫn không có lãi, hoặc lãi không lớn do đầu năm, sau khi thả lứa cá đầu tiên thì thời tiết chuyển lạnh, có tuyết rơi khiến hầu hết cá giống bị chết rét. Bên cạnh đó, việc phòng, chống dịch bệnh chưa hiệu quả, thức ăn cho cá vẫn phải nhập từ nước ngoài về với giá thành cao đã kéo lợi nhuận của người nuôi cá xuống.
Nguồn bài viết: http://www.baolaocai.vn/3-0-28869/sa-pa-san-luong-ca-nuoc-lanh-dat-hon-200-tan.aspx
Có thể bạn quan tâm

Để ổn định thị trường những tháng cuối năm, ngành Chăn nuôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan thú y để kiểm soát tình hình dịch bệnh, đồng thời đảm bảo nguồn cung thịt.

Ngày 4/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg quy định một số chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường giai đoạn 2015 – 2020.

Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.