Sản Lượng Cá Nước Lạnh Đạt Hơn 200 Tấn

Dự kiến, năm 2014, sản lượng cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi) của huyện Sa Pa (Lào Cai) sẽ đạt hơn 200 tấn.
Theo Phòng Kinh tế huyện Sa Pa, hiện trên địa bàn huyện có 24 cơ sở nuôi cá nước lạnh ở 5 xã (Bản Khoang, Tả Giàng Phìn, Tả Phìn, Sa Pả và Tả Van) với tổng diện tích mặt nước là 24.595 m2.
Từ đầu năm đến nay, sản lượng cá nước lạnh toàn huyện đạt 195 tấn, bên cạnh đó, lượng cá đến kỳ thu hoạch ở các cơ sở vẫn còn khoảng 20 tấn. Như vậy, ước tính tổng sản lượng cá nước lạnh cả năm sẽ đạt hơn 200 tấn.
Qua khảo sát ở các cơ sở nuôi cá nước lạnh, năm nay cá hồi, cá tầm thương phẩm tiêu thụ rất nhanh, nhất là từ khi đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động, nhiều nhà hàng ở các tỉnh miền xuôi đã mang phương tiện lên tận Sa Pa mua cá; một số cơ sở nuôi cá ở Sa Pa nhận được đơn đặt hàng của các đầu mối tiêu thụ tại Hà Nội nhưng không có cá bán. Hiện, giá cá hồi bình quân đạt trung bình từ 300.000 - 320.000 đồng/kg còn cá tầm là 250.000 đồng/kg.
Năm 2014, sản lượng cá nước lạnh ở Sa Pa cao hơn năm 2013 gần 20% và giá bán cũng tăng, tuy nhiên, nhiều cơ sở nuôi cá vẫn không có lãi, hoặc lãi không lớn do đầu năm, sau khi thả lứa cá đầu tiên thì thời tiết chuyển lạnh, có tuyết rơi khiến hầu hết cá giống bị chết rét. Bên cạnh đó, việc phòng, chống dịch bệnh chưa hiệu quả, thức ăn cho cá vẫn phải nhập từ nước ngoài về với giá thành cao đã kéo lợi nhuận của người nuôi cá xuống.
Nguồn bài viết: http://www.baolaocai.vn/3-0-28869/sa-pa-san-luong-ca-nuoc-lanh-dat-hon-200-tan.aspx
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm đến nay, gần 50 trại sản xuất tôm giống ở Cà Mau đã ngừng hoạt động, hàng trăm trại khác hoạt động cầm chừng, nhiều trại bị thua lỗ nặng.

Mô hình trồng dứa phủ nilon của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang dần mang lại hiệu quả và mở ra hướng đi mới đầy hứa hẹn đối với người trồng dứa nơi đây.

Những năm gần đây, chăn nuôi theo hình thức trang trại đã hình thành và phát triển mạnh. Toàn tỉnh Lào Cai, hiện có 167 cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại, trong đó 81 trang trại nuôi lợn, 86 trang trại nuôi gia cầm. Các mô hình trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, đây cũng là hướng phát triển được chú trọng trong thời gian tới.

Sự tái tổ hợp giữa các kháng nguyên HA và NA sẽ tạo ra nhiều phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Chủng gây dịch bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam là H5N1.

Mặc dù là nước sản xuất nông nghiệp lớn, song theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cũng như các nhà khoa học, Việt Nam vẫn quá chậm trễ trong việc ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học vào sản xuất.