Sản Lượng Cá Ngừ Giảm Do Khai Thác Bằng Đèn Cao Áp Ở Phú Yên

Đang vào chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, nhưng tại cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên), hàng trăm tàu cá vẫn nằm bờ.
Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở TP Tuy Hòa cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhậnnằm bờ. “Đã 1 tháng nay chúng tôi không dám đi làm vì giá thành cá quá thấp không đủ trang trải chi phí. Hơn nữa, hiện nay câu cá bằng loại đèn cao áp 1.000W - 1.500W sẽ làm thịt cá ngừ bị ảnh hưởng, không đảm bảo cho xuất khẩu. Chúng tôi mong muốn Nhà nước xem lại lệnh cấm dùng đèn giàn truyền thống” - ông Phạm Đáng nói.
Cũng theo ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, thời gian đầu áp dụng câu cá ngừ bằng đèn cao áp, sản lượng đánh bắt tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với câu giàn truyền thống. Tại các làng biển miền Trung, ngư dân đua nhau chuyển sang câu bằng đèn cao áp. Hậu quả là, chỉ sau 1 thời gian ngắn, giá cá ngừ đại dương liên tục giảm từ 200.000 đồng/kg xuống còn dưới 100.000 đồng/kg. Nguyên nhân chính là do chất lượng cá ngừ đánh bắt bằng đèn cao áp thua kém hẳn so với cá cầu giàn truyền thống. Thậm chí, một nửa số sản phẩm đánh bắt không xuất khẩu được, nếu muốn xuất khẩu phải qua chế biến. Trên thực tế, cá ngừ xuất khẩu nguyên con có giá từ 15 đến 20 USD/kg, trong khi cá ngừ đại dương qua chế biến giá chỉ khoảng 6 USD/kg.
Việc khai thác cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cá đánh bắt, mà sản lượng khai thác cũng sụt giảm đáng kể. Nếu như trước đây, bình quân mỗi chuyến biển một tàu khai thác được 2,5 đến 4 tấn cá, thì nay chỉ đạt từ 5 đến 7 tạ cá. “Hiện giá cá trong bờ hạ thấp, trong khi số lượng thuyền câu ngoài biển quá nhiều nên ngư dân không thể tiếp tục ra khơi mà phải neo tàu ở bến”, ngư dân Trần Nết ở phường 6, TP Tuy Hòa cho hay.
Nguồn cá ngày càng khan hiếm, giá nhiên liệu tăng cao, trong khi đó sản phẩm cá ngừ đại dương lại rớt giá liên tục, thậm chí không xuất khẩu được, khiến cho hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương của Phú Yên phải nằm bờ. Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá TP Tuy Hòa cho biết, với tình hình như hiện nay, muốn không thua lỗ chỉ còn cách cho tàu nằm bờ. Hiện, hơn 70% số tàu thuyền của địa phương đang nằm bờ, hàng ngàn ngư dân thất nghiệp, cuộc sống hết sức khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển rất mạnh ở Cần Thơ, tập trung ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn. Ông Nguyễn Hữu Huynh, ở P. Thới Hòa, Q. Ô Môn cho biết, với 2 ha mặt nước ruộng chuyên nuôi tôm luân canh trên nền đất lúa, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân 1,6 tấn, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng. Lợi nhuận nuôi tôm càng xanh gấp đôi trồng lúa. Ngoài ra, mô hình luân canh này bền vững, giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa, tăng năng suất lúa, đồng thời giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi.

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.