Sản Lượng Bí Đỏ Cô Tiên Giảm Vì Nắng Nóng

Huyện Mường Khương (Lào Cai) vừa tổ chức đợt thu hoạch bí đỏ Cô tiên, năng suất bình quân ước đạt 95 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 237 tấn.
Bí đỏ Cô tiên có xuất xứ từ Đài Loan do Công ty TNHH Mường Hoa, Hợp tác xã Mai Anh (Lào Cai) cung cấp, được gieo trồng tại huyện Mường Khương trong vụ vừa qua với tổng diện tích 56,4 ha. Có 8 xã, thị trấn tham gia trồng hai giống bí này.
Bí đỏ Cô tiên dễ trồng, chăm sóc đơn giản và phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Mường Khương. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài, nên chỉ có 25 ha/56,4 ha bí cho thu hoạch.
Một nguyên nhân khác là do người dân trồng chưa đúng kỹ thuật, lượng hạt giống 0,7 kg/ha, nhưng thực tế, các hộ đã nâng lên 1,5 – 2 kg hạt giống/ha.
Mặc dù diện tích thực thu đạt thấp, nhưng do Công ty TNHH Mường Hoa cam kết thu mua với giá 4.000 đồng/kg, nên bà con vẫn có thu trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha.
Ước tính, vụ bí xuân năm 2014, nông dân Mường Khương sẽ thu được 900 triệu đồng.
Theo kế hoạch, vụ hè thu năm 2014, diện tích trồng bí Cô tiên tại huyện Mường Khương sẽ được mở rộng lên 68 ha.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế có Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư đóng trên địa bàn, những năm qua, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vận động Nhân dân chuyển từ cấy lúa sang sản xuất cây giống đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vụ mía đường 2014 - 2015, thời tiết khô hạn kéo dài, giá đường xuống thấp, tiêu thụ chậm đã gây không ít khó khăn cho các nhà máy. Tuy nhiên, các nhà máy đường vẫn tập trung triển khai vụ ép mới, nâng cao năng suất để sẵn sàng cho một vụ ép mới hiệu quả hơn.

Theo ông Nguyễn Xuân Trương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, hiện nay phong trào chăn nuôi ở xã đang phát triển mạnh về số hộ lẫn đàn vật nuôi, ngoài nuôi heo, gà... thì mô hình chăn nuôi dê đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Giun (trùn) quế có chứa trên 8% axit, khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi giúp vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, ít bệnh tật, cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột trùn trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Tận dụng lợi thế của một địa phương miền núi, với nhiều diện tích vườn cây ăn quả, đồi rừng, người dân xã Thành Kim (Thạch Thành - Thanh Hóa) đã phát triển nghề nuôi ong mật. Từ những hộ nuôi ban đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên xã đã khuyến khích các hộ có điều kiện nhân rộng đàn ong.