Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ

Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ
Ngày đăng: 26/11/2015

"Chảy máu" dược liệu

Theo người dân địa phương, sâm “bảy lá” chỉ mọc trên núi cao ở những khu rừng rậm rạp, ẩm thấp, có bảy lá, một hoa và có chiều cao khoảng từ 30-35cm.

Lá của loại sâm này rất to, giống như lá khoai môn.

Hàng năm cứ vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, cây bắt đầu nảy mầm.

Tuy nhiên, sau thời gian ngắn ra lá và hoa, cây sẽ trụi lá “nằm lỳ” dưới đất và đợi vào đúng thời điểm năm sau mới lại nảy mầm, phát triển.

Củ sâm có vỏ màu nâu, có hình dạng xoắn hơi dài, khác với các loại sâm bán trên thị trường hiện nay.

Thông thường mỗi củ sâm nặng khoảng 200-500g.

Ông Hồ Quang Đà- người dân ở thôn Quế, xã Trà Bùi- nơi có nhiều dược liệu này cho biết: Sâm “bảy lá” rất bổ dưỡng, từ xưa đến nay, đồng bào Cor ở đây sử dụng loại sâm này ngâm với rượu uống có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng… nhưng nếu uống quá thì dễ bị tiêu chảy.

Thời gian gần đây, nhiều thương lái săn lùng mua sâm “bảy lá” nên người dân ở thôn Quế cũng rủ nhau vào rừng để tìm và bán cho thương lái với giá từ 200 - 250 nghìn đồng/kg củ tươi.

Mặc dù, người dân trực tiếp đi khai thác cũng như thương lái đều không hiểu người ta thu mua loại dược liệu này với mục đích gì.

Chỉ biết chung chung là mua về làm thuốc.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, ngày trước, loại sâm “bảy lá” trên khu vực núi Cà Đam rất nhiều, nhưng hiện nay, do giá loại sâm này thương lái thu mua với giá cao nên hàng ngày có hàng chục người dân đi vào rừng sâu để “săn” lùng, khiến cho sâm “bảy lá” cũng ngày càng ít dần.

“Trước đây, mỗi chuyến đi vào rừng từ 2-3 ngày, một người cũng kiếm được 3-4kg sâm, nhưng giờ giỏi lắm cũng chỉ kiếm được hơn 1kg, song phải lặn lội vào tận rừng sâu rất nguy hiểm”- ông Hồ Văn Hùng ở thôn Quế, xã Trà Bùi cho hay.

Sẽ có hướng bảo tồn và phát triển

Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn sâm “bảy lá” tự nhiên, để giữ và phát triển nguồn cây dược liệu quý của vùng núi Cà Đam, huyện Trà Bồng đang tiến hành các biện pháp tuyên truyền cho người dân khai thác có ý thức nhằm bảo tồn, nhân giống tiến tới mở rộng, phát triển sâm “bảy lá” nhằm bảo vệ nguồn dược liệu quý;

Đồng thời tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế dựa vào điều kiện sẵn có của địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Bắc- Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết: Sâm “bảy lá” là nguồn dược liệu quý, chính vì vậy, huyện đang khuyến khích người dân tại chỗ trồng, chăm sóc và phát triển loại sâm này để bảo tồn nguồn giống, đảm bảo nguồn giống chất lượng cao.

Từ đó, huyện sẽ có hướng hỗ trợ người dân để phát triển mở rộng nhanh diện tích trồng sâm “bảy lá” sớm trở thành vùng chuyên canh cung cấp nguyên, dược liệu nhằm tăng giá trị kinh tế của cây sâm.

Hiện một số dân ở thôn Quế cũng đang tiến hành đem trồng thử nghiệm cây sâm “bảy lá” xung quanh vườn nhà.

Trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, bước đầu cho thấy, cây sâm có hướng sinh trưởng và phát triển tốt.

“Đây là loại cây có giá trị kinh tế, nên chúng tôi rất kỳ vọng, cây sâm sẽ góp phần giúp bà con phát triển kinh tế và xóa nghèo bền vững cho người dân”- ông Hồ Quang Đà ở thôn Quế, xã Trà Bùi hy vọng.

Có thể nói, việc định hướng phát triển và bảo tồn nguồn dược liệu quý tại núi Cà Đam trong đó có cây sâm “bảy lá" là hướng đi phù hợp của chính quyền địa phương huyện Trà Bồng.

Bởi, đây không chỉ góp phần bảo tồn, tránh “chảy máu” những loại dược liệu quý mà còn giúp người dân đồng bào vùng cao chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh về khí hậu và thổ nhưỡng, nâng cao thu nhập cho người dân, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Đẩy Mạnh Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Khu Nông nghiệp ứng dụng CNC Unifarm được UBND tỉnh Bình Dương quyết định thành lập năm 2009. Sau khi nhận được giấy phép, Unifarm đã nhanh chóng nhập khẩu thiết bị, mời chuyên gia nước ngoài về làm việc và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010. Với quy mô gần 412 ha, được chia thành nhiều phân khu chức năng như khu nghiên cứu, khu SX...

07/02/2015
Tháng 1 Xuất Khẩu Khoảng 20.000 Tấn Đường Tháng 1 Xuất Khẩu Khoảng 20.000 Tấn Đường

Tuy nhiên, theo các nguồn thông tin thị trường, thì đến cuối tháng 1/2015 thực tế đã xuất được khoảng 20.000 tấn. Giá đường XK hiện đang ở mức 11.500 - 11.600 đồng/kg, cao hơn một chút so với giá đường bán buôn ở thị trường Hà Nội.

07/02/2015
Quy Hoạch Đồng Bộ Ngành Hàng Cá Tra Quy Hoạch Đồng Bộ Ngành Hàng Cá Tra

Trong đó, giá trị XK sang những thị trường trọng điểm là Mỹ và EU đều giảm nhưng giá trị XK ở một số thị trường khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Colombia, Mexico tăng. Qua đó cho thấy cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự thay đổi và xu hướng phân khúc sang thị trường mới nổi.

07/02/2015
Đồng Tháp Kiến Nghị Mua Tạm Trữ 350.000 Tấn Quy Gạo Trong Vụ Đông Xuân Đồng Tháp Kiến Nghị Mua Tạm Trữ 350.000 Tấn Quy Gạo Trong Vụ Đông Xuân

Hiện nay, giá lúa trên thị trường đang giảm mạnh, giá lúa tươi IR50404 tại ruộng dao động từ 3.800-4.000 đồng/kg, lúa chất lượng cao dao động ở mức 4.400-4.500 đồng/kg, so với cùng kỳ năm 2014 giá lúa giảm bình quân 20%.

07/02/2015
Quảng Bình Cần Tập Trung Phát Triển Nông, Lâm Nghiệp Quảng Bình Cần Tập Trung Phát Triển Nông, Lâm Nghiệp

Trên lĩnh vực xây dựng Đảng, cấp ủy các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung năng lực lãnh đạo toàn diện các mặt công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, tạo nhiều chuyển biến tích cực. Năng lực của tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đạt nhiều kết quả quan trọng. Triển khai khắc phục hiệu quả những khuyết điểm, hạn chế sau kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); thực hiện tốt chuyên đề năm 2014 về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

07/02/2015