Sa Pa trồng thành công sâm Ngọc Linh

Đến nay, sau 5 năm trồng thử nghiệm, bước đầu khẳng định sâm Ngọc Linh có thể phát triển tại vùng núi Sa Pa. Hiện, gần 1.000 cây sâm Ngọc Linh trồng tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên theo phương pháp tự nhiên đều cho củ. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh trồng tại Sa Pa trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, trải qua những đợt mưa tuyết, song vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, trồng từ 5 - 7 năm cho thu hoạch củ. Hiện, trên thị trường sâm Ngọc Linh có giá khoảng 50 triệu đồng/kg củ tươi. Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên đã phối hợp với Viện Dược liệu gửi mẫu sang Mỹ phân tích hàm lượng hóa dược của sâm Ngọc Linh trồng tại Sa Pa so với sâm Ngọc Linh trồng tại vùng núi Lâm Đồng, để từ đó làm cơ sở xây dựng dự án phát triển nhân trồng đại trà tại Lào Cai.
Việc khảo nghiệm và nhân trồng thành công giống sâm Ngọc Linh là sẽ là hướng phát triển kinh tế mới cho bà con dân tộc thiểu số sống trong vùng lõi và vùng đệm Vườn Quốc gia Hoàng Liên, nhằm giảm những tác động vào hệ sinh thái rừng, giúp đồng bào nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4/6/2015, những quả vải thiều Việt Nam đầu tiên đã hiện diện trên thị trường Pháp. Chỉ sau 3 ngày, 500kg vải thiều đã được tiêu thụ hết tại Thủ đô Paris và vùng ngoại ô Ivry sur Seine.

Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội; những năm qua, Hội LHPN huyện Vị Xuyên luôn vận động chị em hội viên hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH ở địa phương.

Trước sự thay đổi lớn do hội nhập cùng thị trường thế giới, để hàng hóa Việt Nam có thế đứng bền vững, nhiều ý kiến cho rằng phải sử dụng các rào cản với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.

Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.