Sa Pa hỗ trợ nông dân ủ dự trữ hơn 80 tấn cỏ cho gia súc

Nông dân Sa Pa cắt cỏ để ủ làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông.
Theo đó, người dân các xã được hỗ trợ dự trữ 4.028 bao cỏ ủ chua làm thức ăn cho đàn gia súc, với tổng kinh phí thực hiện gần 170 triệu đồng, trong đó ngân sách của huyện hỗ trợ hơn 89 triệu đồng, còn lại nhân dân đóng góp để thực hiện.
Hiện, toàn huyện Sa Pa có 40.285 con gia súc, trong đó trâu 9.740 con, bò 1.395 con, ngựa 250 con, còn lại là các loại gia súc nhỏ.
Thời tiết mùa đông ở Sa Pa rất lạnh, hằng năm đều có hiện tượng gia súc chết do thiếu thức ăn và rét, do đó việc hỗ trợ người chăn nuôi dự trữ nguồn thức ăn sẽ giúp cho đàn gia súc trên địa bàn phát triển ổn định và đảm bảo số lượng đàn trong mùa đông.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 6 năm triển khai dự án ca cao trồng xen trong vườn dừa, đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng người dân trồng ca cao vẫn kiên trì giữ vững diện tích.

Nghiên cứu, chọn tạo các giống chè năng suất, chất lượng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các nhà khoa học nhằm góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức đồ uống của người dân trong nước và xuất khẩu.

Được biết, trong thời gian trở lại đây, sản xuất rau an toàn (RAT) không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, tạo uy tín cho người tiêu dùng mà góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Thực tiễn thành công của một số mô hình sản xuất RAT đã cho thấy việc nhân rộng và phát huy hiệu quả của mô hình này là cần thiết.

Khổ qua là một loại rau xanh có thể tác dụng trị bệnh, lại chế biến được khá nhiều món ăn ngon. Theo y học cổ truyền, trái khổ qua có vị đắng-ngọt, tính bình; ăn khổ qua dễ tiêu hóa, có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tiểu đường.

Nói đến nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, người ta thường nghĩ đến cà phê, trà, dâu tằm… Thế nhưng, “Lúa gạo Cát Tiên” là sản phẩm nông nghiệp thứ năm của tỉnh Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận thương hiệu.