Rong Sụn Được Mùa, Trúng Giá

Thời điểm này, nông dân huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch rong sụn. Niềm vui hiện rõ trên từng khuôn mặt khi sản phẩm được mùa, trúng giá.
Vụ đông-xuân năm nay, nông dân huyện Ninh Hải nuôi thả 33,5 ha rong sụn (tăng 5,3ha so với cùng kỳ năm trước), tập trung ở 2 xã Thanh Hải và Tri Hải. trên 10 ha đã thu hoạch cho sản lượng 240 tấn, tăng 10 tấn so với cùng kỳ năm trước. Với giá bán bình quân từ 3.800-4.200 đồng/kg rong tươi, 26.000 -28.000 ngàn đồng/kg rong khô (cao gấp rưỡi so với trước) người trồng rong sụn trên địa bàn huyện đang hết sức phấn khởi.
Được xem là “thủ phủ” rong sụn của huyện, những ngày này nông dân thôn Mỹ Hiệp, xã Thanh Hải hối hả bước vào thu hoạch. Có mặt tại địa phương lúc 8 giờ, chúng tôi ghi nhận không khí lao động khẩn trương nơi đây.
Chị Nguyễn Thị Hoa, phấn khởi, cho biết: Vụ đông-xuân năm nay, gia đình nuôi thả 120 kg rong sụn theo hình thức dây đơn trên đáy, vừa trồng vừa cắt tỉa nhân giống, cuối vụ thu hoạch 5 sào, đạt trên 10 tấn rong tươi. Với giá bán bình quân 4.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình thu lãi trên 30 triệu đồng.
Đồng chí Lê Thành Nhật, Chủ tịch UBND xã Thanh Hải cho biết: Vụ đông- xuân năm nay, nông dân thôn Mỹ Hiệp nuôi thả 21 ha rong sụn theo hình thức dây đơn trên đáy. Do thời tiết thuận lợi nên rong sụn phát triển tốt, năng suất cao, đạt trên 10 tấn/ha. Hiện toàn xã đã thu hoạch trên 4,4 ha, sản lượng 46 tấn, doanh thu trên 184 triệu đồng. Rong sụn được mùa, trúng giá nên bà con hết sức phấn khởi.
Có thể bạn quan tâm

Tôm thẻ đang có giá cao ngất ngưởng. Ở Sóc Trăng kết thúc vụ nuôi, nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm thẻ) thành công vẫn tiếp tục thả nuôi tiếp. Hơn nữa dự báo thị trường hút hàng tới Tết.

Sau nhiều năm thiệt hại thì năm 2013 người nuôi tôm ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã trúng mùa, trúng giá, trong đó việc nâng cấp hệ thống thủy lợi để cải thiện môi trường vùng nuôi là yếu tố quan trọng cho thành công này.

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Chị Trịnh Thị Tùng, người chứng kiến vụ cá chết ở bè anh Dương Văn Thanh cung cấp thông tin cho cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) về vụ việc cá bớp nuôi trên sông Chà Và chết hàng loạt chiều 25-12.

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.