Rơm rạ đắt hàng

Thời tiết nắng nóng kéo dài ở các tỉnh Duyên hải miền Trung trong những ngày qua làm cho nguồn thức ăn của trâu, bò đang dần dần cạn kiệt, lượng cỏ tươi đang ngày một khan hiếm, trong khi đó rơm rạ trên đồng ruộng đang trở nên một mặt hàng đắt khách.
Anh Nguyễn Ngọc Trí (xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết, năm nay rơm rạ trở nên rất đắt đỏ, giá bán cao hơn năm ngoái từ 50.000 – 70.000đ/ha. Hơn 1 tháng nay anh cùng vợ lái xe đi rong ruổi khắp nơi để thu gom rơm về dự trữ, đã gom được 30 xe rơm rạ.
Theo anh rơm rạ mua về qua xử lý để trồng nấm rơm, số còn lại anh bán cho các chủ trang trại chăn nuôi trâu, bò với giá từ 400.000 – 550.000đ/xe nhưng không đủ để cung cấp vì nhu cầu đang tăng lên rất nhiều.
Còn anh Nguyễn Hiền, người cùng địa phương cho biết: Ngày nào anh cũng thức dậy từ 5h sáng chạy xe máy ra đồng lấy rơm về cho đàn bò ăn, nhà có 10 con bò nên phải cần từ 5- 7 bao/ngày, lấy về ngày nào là bò ăn hết ngày đó, hôm nào ra trễ thì không còn rơm.
Anh đã đặt mua được 1ha rơm của chủ ruộng với giá 370.000đ để làm nguồn thức ăn dự trữ cho đàn bò của gia đình. Chưa có năm nào rơm lại đắt giá như năm nay.
Ông Bùi Hà Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Diên Lạc cho biết, rơm rạ hiện nay đang thu mua rất nhộn nhịp, nhu cầu của người dân cần rất nhiều nhưng rơm lại ít, trung bình mỗi hộ chăn nuôi cần từ 3 – 4 xe rơm/tháng. Ngoài rơm phục vụ cho chăn nuôi, thì người nông dân lấy rơm để trồng nấm, nhiều chủ ruộng hiện nay cũng có nguồn thu nhập từ việc bán rơm rạ.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.

Nằm trong hợp phần B của Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, liên minh sản xuất cà phê bền vững Chư Prông (Gia Lai) giữa Tổ hợp tác gồm 100 hộ nông dân các xã Ia Phìn, Ia Băng, Ia Kly và thị trấn Chư Prông được triển khai thực hiện năm 2010.

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.