Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

RIA 2 Giao 101.000 Cá Tra Bố Mẹ Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

RIA 2 Giao 101.000 Cá Tra Bố Mẹ Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 23/04/2012

Hiện Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) đã chuyển giao 101.000 con cá tra bố mẹ cho 9 tỉnh ĐBSCL. Từ năm 2013, số cá bố mẹ này sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 19-4, ông Nguyễn Văn Sáng, Phó viện trưởng RIA 2 cho biết, việc chuyển giao cá tra bố mẹ hậu bị chậm hơn vài tháng so với kế hoạch.

Nguyên nhân là 101.000 con cá bố mẹ này đều được đánh dấu để truy xuất nguồn gốc sinh sản nhằm tiến tới truy xuất nguồn gốc sau này.

Cụ thể, mỗi con cá bố mẹ sẽ được đánh dấu Flay - tag (Flay - tag là một đoạn polyme ngắn 2cm, ghi tuổi cá, nơi sản xuất, được gắn trên lưng cá) để theo dõi số lần sinh sản trong năm nhằm mục đích giúp cá bố mẹ sinh sản được con giống khỏe mạnh vì mỗi cá bố mẹ chỉ được sinh sản 2 lần/năm.

Việc đánh dấu Flay - tag sẽ giúp các nhà máy chế biến cá tra có thể truy xuất nguồn gốc, một yếu tố mà các nước nhập khẩu cá tra bắt buộc phải có trong thời gian tới. Như vậy, về cơ bản từ năm 2013 ĐBSCL sẽ đảm bảo được con giống cá tra đạt chất lượng cho người dân.

Việc phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị cung cấp cho các địa phương là một phần của kế hoạch dài hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra từ đầu năm 2010. Kinh phí cho chương trình này vào khoảng 350 tỉ đồng.

Những tỉnh được nhận số cá tra bố mẹ hậu bị lớn nhất là Đồng Tháp với 60.500 con, Bến Tre là 11.000 con, An Giang là 10.000 con, Vĩnh Long là 10.000 con, còn lại những tỉnh khác được Ria 2 chuyển giao từ 1.000 - 4.000 con, tùy theo nhu cầu của từng tỉnh.

Theo RIA 2, mỗi năm, ĐBSCL cần khoảng 1,8 - 2 tỉ con cá tra giống, tuy nhiên, đa phần, người nuôi phải mua từ các trại giống khác nhau nên nhiều khi con giống chất lượng không đảm bảo, mang dịch bệnh, chậm lớn...

Ông Sáng cho biết thêm, ngoài việc cung cấp 101.000 cá tra bố mẹ hậu bị nói trên, trong thời gian tới, mỗi năm Ria 2 sẽ chuyển giao cho 9 địa phương nói trên khoảng 30.000 - 40.000 cá tra bố mẹ để thay thế những cá bố mẹ có chất lượng trứng, tinh trùng thấp của tổng số cá bố mẹ đã chuyển giao nói trên.

Có thể bạn quan tâm

Gỡ khó cho người chăn nuôi bò sữa Gỡ khó cho người chăn nuôi bò sữa

TP Hồ Chí Minh hiện có tổng đàn bò sữa lớn nhất nước với khoảng 100.000 con, trong đó, huyện Củ Chi chiếm khoảng 70%, sản lượng sữa đạt khoảng 500 tấn/ngày.

01/12/2015
Nông dân Hướng Hóa thu nhập khá nhờ cây hồ tiêu Nông dân Hướng Hóa thu nhập khá nhờ cây hồ tiêu

Thời gian qua, cùng với việc giá tiêu hạt trên thị trường liên tục đứng ở mức cao, diện tích hồ tiêu ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) không ngừng được mở rộng nhờ các chính sách khuyến khích phục hồi và trồng mới loại cây này.

01/12/2015
Đua nhau trồng tỏi Đua nhau trồng tỏi

Cây tỏi sẻ du nhập vào vùng đất Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) được hơn 5 năm và nhanh chóng khẳng định hiệu quả của nó. Thế nhưng gần đây, cây tỏi đang phát triển rất “nóng”, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết...

01/12/2015
Mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP Mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP

Hiện nay, phần lớn cà phê tại Gia Lai đều bán xô với giá không cao. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là phương thức sản xuất cà phê của nông dân chủ yếu ở các hộ riêng rẽ, chưa quản lý được chất lượng dẫn đến khó tiếp cận thị trường có yêu cầu cao về chất lượng.

01/12/2015
Yên Thế được mùa gấc Yên Thế được mùa gấc

Dịp này, tại các xã: Hồng Kỳ, Đồng Kỳ, Đồng Tâm, Tam Tiến, An Thượng, huyện Yên Thế (Bắc Giang), hầu như nhà nào cũng có giàn gấc sai trĩu quả. Đi đến đâu chúng tôi cũng nghe thấy bà con nói về vụ gấc năm nay.

01/12/2015