Rệp và mọt đục cành hại cà phê

Rệp muội (Aphids)
Tác nhân: Toxoptera aurentii
Tác hại: Rệp muội có 2 loại đen và xanh giống nhau về hình dáng, chúng sinh sản rất nhanh và bám vào các ngọn lá non, hút dịch làm lá non bị cong queo và phát triển không bình thường.
Rệp muội gây hại quanh năm khi cà phê ra đọt non. Chất dịch do rệp tiết ra là môi trường tốt cho nấm muội đen phát triển. Khi rệp mới phát sinh có thể ngắt bỏ các ngọn non có ổ rệp.
Rệp vải nâu
Tác nhân: Saissetia hemisphaerica.
Đặc tính: Trưởng thành đực có cánh dài 1,2 mm có màu xanh vàng nhạt. Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2,5 - 3 mm. Rệp vảy nâu bám dính vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển, chúng gây hại vào mùa khô.
Rệp vải xanh
Tác nhân: Coccus viridis
Đặc tính: Rệp trưởng thành cái không có cánh, mình dẹt, vỏ mềm và màu xanh. Rệp vảy xanh cũng bám dính vào lá và cành non để hút dịch cây làm cho cành lá biến vàng. Rệp non mới nở bò tìm nơi thuận lợi để sinh sống cố định.
Rệp sáp
Tác nhân: Pseudococcus sp.
Tác hại: Rệp non mới nở có màu hồng, chưa có sáp trên mình, chân khá phát triển. Rệp trưởng thành có hình bầu dục dài 4mm, rộng 2mm, trên mình có nhiều sợi sáp dài màu trắng xốp. Trên cây cà phê có 2 loại rệp sáp gây hại, một loại hại chùm quả và lá, loại thứ hai hại rễ.
Loại rệp sáp hại lá, quả bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa sinh sản rất nhiều làm quả non bị rụng.
Rệp sáp hại rễ thì sinh sống dưới đất ở quanh rễ, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Những cây bị hại vàng héo rồi chết. Nói chung, nơi nào có các loài rệp sinh sống thì sau đó có nấm muội đen phát triển nhiều.
Phòng trị rệp hại nói chung
Vào mùa khô nên phun định kỳ (7 - 10 ngày một lần), một trong các loại thuốc sau: (1) Saimida 100SL; (2) Sec Saigon 10, 25EC, (3) Sairifos 585EC, (4) Dầu SK Enspray 99EC, (5) Rải Sargent 6G, Diaphos 10H (trừ rệp sáp gốc).
Để giảm số lần phun thuốc, nên pha thêm Butyl 10WP để vừa diệt được ấu trùng, vừa diệt được cả trứng rầy rệp.
Mọt đục cành
Tác nhân: Xyleboris morslati.
Gây hại: Mọt đục vào các cành bánh tẻ của cây cà phê, làm chúng chết trong vài tuần.
Triệu chứng điển hình là lá khô và cành từ lỗ đục vào đến cuối cành bị rũ sau 5 - 7 ngày khi bị mọt đục vào làm đường hầm. Sau vài tuần các cành này sẽ bị héo. Lỗ đục nhỏ (đường kính 0,8 mm) và ở mặt dưới của cành. Mọt đục cành gây hại từ tháng 3 - 6 hàng năm trên cây cà phê xây dựng cơ bản (2 - 3 năm) và trên giống cà phê vối. Phòng trị bằng cách trồng cây che bóng và cắt bỏ, tiêu huỷ cành bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù có thời điểm do giá chè xuống thấp, việc canh tác gặp khó khăn, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây chè và chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng từ sau năm 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng mạnh, nghề trồng chè ở Ngọc Đồng cũng có bước phát triển mới.

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.