Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.
Trong số gần 613 ha bị nhiễm, có 548 ha nhiễm nhẹ
Chi cục BVTV đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện nhân nuôi ong ký sinh trừ rệp sáp hồng tại nhà lưới Chi cục. Đến thời điểm này đã nhân nuôi được 240.815 cặp ong. Trong đó, năm 2013 là 7.437 cặp ong; 3 tháng năm 2014 nuôi được 233.378 cặp ong.
Từ ngày 19-25.3, Chi cục đã tiến hành phóng thích 9.050 cặp ong ký sinh trên 9,7 ha mì tại 4 xã: Tân Phong, Thạnh Tây (Tân Biên), Thạnh Đông (Tân Châu) và xã Long Chữ (Bến Cầu). Đến nay, đã phóng thích ra đồng 233.800 cặp ong ký sinh A.lopezi tại 36 xã thuộc 8 huyện, thành phố: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và Thành phố Tây Ninh. Hiện trên địa bàn tỉnh còn 297,6 ha mì nhiễm rệp chưa thả ong ký sinh.
Ngoài ra, Chi cục BVTV đang tiếp tục thực hiện 2 lớp IPM về quản lý rệp sáp hồng hại mì bằng biện pháp sinh học tại xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên và xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.
Cũng theo Chi cục BVTV, vụ Đông xuân 2013 – 2014 đã xuống giống được 23.787 ha mì và loại cây này được trồng hầu hết tại các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Để giảm thiểu tình trạng ùn tắc, đồng thời đảm bảo chất lượng hàng hóa và tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu đã có công văn gửi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản, thủy sản qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Xuất thân là một nông dân chưa từng qua trường lớp nào về kỹ thuật, ông Nguyễn Phú Thạnh (SN 1969) ngụ ấp Thới Hòa, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung sáng chế thành công hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” phục vụ rất hiệu quả trong nông nghiệp.

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.

Sau nhiều năm nỗ lực, chung tay xây dựng nông thôn mới của các cấp, các ngành và người dân, xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy, đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Còn xã Hiệp Lợi cũng đang trên đường “về đích” và sắp được công nhận danh hiệu này.

Mặc dù còn khoảng một tuần nữa mới đến ngày xuống giống vụ lúa Đông xuân 2014-2015 theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh, thế nhưng, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nước lũ rút nên nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu gieo sạ. Điều quan tâm trong lúc này là nhiều diện tích lúa gieo sạ trước đó đã bị nhiễm rầy nâu.