Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.
Trong số gần 613 ha bị nhiễm, có 548 ha nhiễm nhẹ
Chi cục BVTV đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện nhân nuôi ong ký sinh trừ rệp sáp hồng tại nhà lưới Chi cục. Đến thời điểm này đã nhân nuôi được 240.815 cặp ong. Trong đó, năm 2013 là 7.437 cặp ong; 3 tháng năm 2014 nuôi được 233.378 cặp ong.
Từ ngày 19-25.3, Chi cục đã tiến hành phóng thích 9.050 cặp ong ký sinh trên 9,7 ha mì tại 4 xã: Tân Phong, Thạnh Tây (Tân Biên), Thạnh Đông (Tân Châu) và xã Long Chữ (Bến Cầu). Đến nay, đã phóng thích ra đồng 233.800 cặp ong ký sinh A.lopezi tại 36 xã thuộc 8 huyện, thành phố: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và Thành phố Tây Ninh. Hiện trên địa bàn tỉnh còn 297,6 ha mì nhiễm rệp chưa thả ong ký sinh.
Ngoài ra, Chi cục BVTV đang tiếp tục thực hiện 2 lớp IPM về quản lý rệp sáp hồng hại mì bằng biện pháp sinh học tại xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên và xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.
Cũng theo Chi cục BVTV, vụ Đông xuân 2013 – 2014 đã xuống giống được 23.787 ha mì và loại cây này được trồng hầu hết tại các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam vừa phối hợp với Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới tổ chức “Diễn đàn Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới (ITGA) – Khu vực Châu Á”. Đại diện của 8 quốc gia trong khu vực châu Á đã có mặt và tham dự diễn đàn này.

Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.