Rệp Sáp Bột Hồng Tấn Công Cây Mì Trên Diện Rộng

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Quyết định về việc công bố dịch rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh, đồng thời phân khai kinh phí phòng trừ dịch bệnh rệp sáp bột hồng trên mì tại Tây Ninh.
Hiện nay các huyện đang xây dựng kế hoạch tập huấn cho lực lượng chống dịch và hộ nông dân trồng mì ở địa phương. UBND các huyện: Hòa Thành, Dương Minh Châu, Tân Châu, Châu Thành, Tân Biên và Thị xã Tây Ninh đã thành lập ban chỉ đạo chống dịch và đoàn kiểm tra nhằm đánh giá, xác định diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn.
Hiện tại, diện tích trồng mì toàn tỉnh đạt 29.572 ha. Trong đó, vụ Đông xuân là 20.567 ha, vụ Hè thu là 9.005 ha. Các giống mì trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là KM 419, KM 98-1, KM 98-5, KM 94 (MKUC), MO 101,… Các địa phương có diện tích trồng mì nhiều nhất là Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh Châu và Thị xã Tây Ninh.
Mì được trồng chuyên canh hoặc xen canh trong vườn cao su giai đoạn chưa khép tán và một số ít trồng luân canh trên đất ruộng trong mùa khô (vụ Đông xuân). Tính đến ngày 1.7, tổng diện tích cây mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng trong toàn tỉnh là hơn 1.142 ha, trong đó có trên 694 ha có mức độ nhiễm nhiễm dưới 30%; 345 ha nhiễm từ 30-70% và gần 103 ha nhiễm trên 70%. Dịch hại đã tấn công diện tích cây mì trên địa bàn 38 xã của 8 huyện, thị tỉnh Tây Ninh, trong đó, huyện Tân Châu và Dương Minh Châu có diện tích mì bị nhiễm nhiều nhất (mỗi huyện trên 300 ha).
Trong tổng số 1.142 ha diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng, người dân đã thu hoạch được 47 ha, còn lại trên đồng chưa thu hoạch là trên 1.095 ha.
Có thể bạn quan tâm

Trong số các giống sắn trên, KM94 là giống đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều địa phương. KM94 có nguồn gốc từ tập đoàn giống nhập nội CIAT/Thái-lan, thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh. Năng suất củ tươi đạt 30-40 tấn/ha, tỷ lệ chất khô trong sắn cao 39-40%, hàm lượng tinh bột 29-30%.

Cây khoai mỳ còn gọi là cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz. Là cây dễ trồng, thích nghi và hợp với các loại đất và chịu hạn tốt. 1/ Các giống khoai mỳ đang phổ biến hiện nay: Các giống đang được trồng chủ yếu ở nước ta hiện nay là KM 60, KM 94, có bổ sung một số giống khác như: HL20, HL 23, HL 24.

4. Hiệu lực của kali đối với cây sắn Theo kết quả nghiên cứu của Lê Minh Dụ (1994), hiệu lực của kali đối với sắn thể hiện tương đối rõ, bón phân cho sắn trên đất feralit trên phù sa cổ bón kali cho sắn có hiệu lực rõ rệt. Tùy theo nền NP bón phối hợp, bón k tăng năng suất 24 – 46% so với không bón.

Ông Đặng Văn Mạnh cho biết thêm, chi cục đang phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân xây dựng mô hình quản lý bệnh chổi rồng. Theo đó, tiến hành tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân trồng sắn biết tác hại của bệnh chổi rồng để ngăn chặn tình trạng, nguy cơ lây lan phát triển mạnh.

Theo thông tin từ Hiệp hội Sắn Việt Nam, giá sắn (mì) nguyên liệu đang tăng mạnh tại tất cả các khu vực, trung bình cứ cách 1 - 2 ngày lại tăng một giá.