Rau Xanh Tăng Giá Mạnh

Trong hai ngày trở lại đây, giá bán rau xanh tại các chợ của T.P Thái Nguyên tăng khoảng 30-40% so với trước đó.
Cụ thể, rau muống, rau mồng tơi, rau đay, cải canh đang được bán với giá 8 nghìn đồng/mớ tăng so với trước từ 2.000 đến 3.000 đồng/mớ; đỗ đũa, rau cải ngọt… được bán với giá 20.000 đồng/kg. Riêng các loại quả bầu, bí giá tăng nhẹ, từ 12 lên 13 nghìn đồng/kg.
Theo thông tin chúng tôi nắm được, rau xanh tăng giá là do ảnh hưởng của đợt bão lũ vừa qua. Do nước sông Cầu lên cao nên tại các khu vực trồng rau chuyên canh của tỉnh như Huống Thượng (Đồng Hỷ); Đồng Bẩm, Túc Duyên (T.P Thái Nguyên); Nhã Lộng (Phú Bình)… nhiều diện tích rau nằm ven khu vực bờ sông đã bị ngập úng, hỏng hoàn toàn và không có khả năng phục hồi.
Ngoài ra, mưa to kéo dài tại một số địa phương trong tỉnh cũng làm cho diện tích rau đang chuẩn bị cho thu hoạch bị dập nát. Bởi vậy, nguồn cung cấp rau cho các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này và tại các chợ đầu mối đã trở nên khan hiếm.
Được biết, vụ đông năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 4.800 ha rau xanh các loại, năng suất phấn đấu đạt 148 tạ/ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua, nhiều diện tích rau như bắp cải, rau bí… đã bị hỏng hoàn toàn và phải trồng lại trong thời gian tới nên nhiều khả năng sản lượng rau sẽ không đạt kế hoạch đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Trải qua thời gian bị dịch bệnh vàng lá gân xanh, hiện diện tích cam sành ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đã giảm rõ rệt. Bên cạnh những nhà vườn chuyển đổi sang cây trồng khác thì vẫn còn nhiều hộ quyết định bám trụ với loại cây trồng nhiều lợi ích này.
Hưởng ứng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những năm qua, ông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu) ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã không ngừng lao động sáng tạo và thực hiện thành công quy trình sản xuất cho quả vải thiều ra quả trong thân – “vải thiều nho”.

Hơn 414.000ha trái cây các loại với sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn mỗi năm, vùng Nam Bộ được mệnh danh là nơi sản xuất và xuất khẩu trái cây chủ lực của cả nước. Mấy năm gần đây việc sản xuất trái cây được ngành chức năng quan tâm, nhiều địa phương xem trái cây là thế mạnh đột phá giúp nông dân làm giàu; nhờ đó mà diện tích trái cây tăng nhanh.

Dự báo trong mùa mưa năm nay, nông dân sẽ đổ xô trồng cây đinh lăng bởi giá trị kinh tế của nó vượt xa so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên Bình Phước hiện nay vẫn chưa chọn được loại giống đinh lăng nào phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh.

Hiện giá mủ cao su được thương lái thu mua ở mức 12.000 đồng/kg mủ đông, tăng 4.000 đồng/kg so với giá bình quân năm 2014. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài, hai năm liền cao su giảm tái tạo mủ, năng suất thấp nên người trồng cao su không vui.