Rau Xã Ninh Đông, Thị Xã Ninh Hòa Đạt Chuẩn Vietgap

Rau Ninh Đông ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 – Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản Việt Nam chứng nhận đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là nội dung chính được nhắc đến tại Hội nghị tổng kết “Mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tổ chức vào sáng 16/9 tại Nha Trang.
Triển khai từ năm 2013, đến nay, tổ liên kết trồng rau an toàn VietGap ở xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa có 18 hộ thành viên, với diện tích 2,8 ha. Các hộ trồng rau tham gia tổ liên kết đều tuân thủ các quy định về bảo quản, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng chủng loại cây trồng, đảm bảo thời gian cách ly thuốc, hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Về hiệu quả kinh tế, mô hình sản xuất rau an toàn đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Tại hội nghị, đại diện tổ liên kết và hệ thống các siêu thị Co.opmart, Maximark Khánh Hòa đã ký kết hợp tác trong việc kinh doanh và tiêu thụ rau an toàn; mở ra hướng tiêu thụ bền vững, tiến tới xây dựng thương hiệu rau quả an toàn Ninh Đông trong thời gian đến.
Có thể bạn quan tâm

Với giá thành rẻ, tác dụng chống oxy hóa cao, nên ethoxyquin được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, cấm hẳn việc sử dụng ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản là khó khả thi

Xã đảo Song Tử Tây nằm ở cực Bắc quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có nguồn nước lợ và bãi cỏ xanh tốt về mùa mưa nhưng mùa nắng lại phải đối mặt với những khó khăn thường gặp như khô hạn và thiếu nước ngọt.

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.

Đi thăm vườn ổi sai trĩu quả chen trong màu hoa trắng và cành lá xanh mướt của anh Tạ Văn Hồng, 48 tuổi tại khu vực Gò Rít - Dóc Trang (xã Phú Lạc - Tuy Phong - Bình Thuận) thấy hiệu quả từ việc chuyển đổi cây trồng, vươn lên làm giàu.

Thu nhập từ con cá bống tượng, cá chình đã trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân Cà Mau trong nhiều năm qua, đặc biệt là những hộ nghèo, ít đất sản xuất. Nhưng nông dân nuôi cá đang gặp khó bởi giá cá xuống thấp, nuôi không lãi.